Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ hai, chiều 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.Dự kiến xây dựng 126 dự án Luật, Pháp lệnhTheo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII (2011 - 2016) gồm tổng số 115 dự án (03 Bộ luật, 104 luật, 01 nghị quyết của Quốc hội, 06 pháp lệnh và 01 nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội)Trong tổng số 115 dự án nói trên, có 20 dự án được chuyển từ Chương trình chính thức khóa XII sang; 51 dự án là luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều và luật sửa đổi. Cũng trong số 115 dự án này, có 21 dự án đã được đưa vào Chương trình chính thức năm 2011 và 31 dự án đã được đưa vào Chương trình chính thức năm 2012 nhiệm kỳ khóa XIII. Các dự án được phân thành 06 lĩnh vực theo các tiêu chí được xác...
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ hai, chiều 28/9,Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
Dự kiến xây dựng 126 dự án Luật, Pháp lệnh
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII (2011 – 2016) gồm tổng số 115 dự án (03 Bộ luật, 104 luật, 01 nghị quyết của Quốc hội, 06 pháp lệnh và 01 nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội)
Trong tổng số 115 dự án nói trên, có 20 dự án được chuyển từ Chương trình chính thức khóa XII sang; 51 dự án là luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều và luật sửa đổi. Cũng trong số 115 dự án này, có 21 dự án đã được đưa vào Chương trình chính thức năm 2011 và 31 dự án đã được đưa vào Chương trình chính thức năm 2012 nhiệm kỳ khóa XIII.
Các dự án được phân thành 06 lĩnh vực theo các tiêu chíđược xác định trong Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị bao gồm: lĩnh vực tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị ; lĩnh vực quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân ; lĩnh vực dân sự, kinh tế ; lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế, văn hoá – thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội ; lĩnh vực quốc phòng và an ninh, trật tự an toàn xã hội; lĩnh vực pháp luật về hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, tính đến nay, Uỷ ban Pháp luật đã nhận được đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII gồm 133 dự án (trong đó Chính phủ đề nghị 115 dự án).
Uỷ ban pháp luật nhận thấy, so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI (5 năm), Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua được 135 văn bản (84 luật, 35 pháp lệnh, 16 nghị quyết); nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (4 năm), Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua được 89 văn bản (67 luật, 14 pháp lệnh, 08 nghị quyết) thì khối lượng dự án được đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII là khá nhiều (133 dự án).
“Do đó, căn cứ vào yêu cầu đặt ra đối với công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, đề nghị của các cơ quan, đại biểu Quốc hội và ý kiến của Hội đồngdân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban pháp luật kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến Chương trình xây dựng, luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII gồm tổng số 126 dự án, trong đó có 116 dự án luật, 10 dự án pháp lệnh, nghị quyết” – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị.
Cần những giải pháp thiết thực để lập và triển khai có hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Để bảo đảm thực hiện Chương trình khoá XIII, Chính phủ đã đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc triển khai Chương trình khoá XIII ngay sau khi được Quốc hội thông qua và dành thêm thời gian cho việc thảo luận, cho ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình.
Từ nhiệm kỳ khóa XIII, đề nghị trong thành phần Ban soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh có đại diện của Hội đồngdân tộc, các Ủy ban có liên quan của Quốc hội để đảm bảo sự tham gia ngay từ đầu của các cơ quan này vào quá trình soạn thảo các dự án, khắc phục tình trạng có xu hướng “cắt khúc” giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra như hiện nay. ..
“Về phía Chính phủ, sẽ tiếp tục đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính và thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan soạn thảo trong việc đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hơn việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể về việc tổ chức một số phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng luật, pháp lệnh” -Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật khẳng định: Về cơ bản, Ủy ban pháp luật tán thành với các giải pháp do Chính phủ kiến nghị. Tuy nhiên, đối với đề nghị trong thành phần của Ban soạn thảo có đại diện của Hội đồngdân tộc, các Ủy ban có liên quan của Quốc hội, Ủy ban pháp luật cho rằng, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội không thể tham gia vào thành phần Ban soạn thảo như đề nghị của Chính phủ. Bởi vì khác với Ban soạn thảo chịu trách nhiệm soạn thảo dự án, Hội đồngdân tộc và Ủy ban của Quốc hội được Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ thẩm tra dự án luật. Một dự án luật được xây dựng và trình Quốc hội là kết quả hoạt động tập thể của Ban soạn thảo (gồm nhiều thành viên thuộc các cơ quan khác nhau), quyết định của cơ quan soạn thảo, cơ quan trình dự án và ý kiến tập thể của Hội đồngdân tộc, các Ủy ban của Quốc hội được hình thành, thể hiện khi tiến hành thẩm tra tập thể đối với dự án Luật đó.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh NguyễnKim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp NguyễnVăn Hiền đều cho rằng để bảo đảm tính độc lập, khách quan của hoạt động soạn thảo và hoạt động thẩm tra, bảo đảm chất lượng của dự án luật trình Quốc hội xem xét quyết định không thể quy định việc Hội đồngdân tộc, Ủy ban của Quốc hội tham gia với tư cách thành viên Ban soạn thảo.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý: Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Vì vậy, cần phải tập trung trí tuệ của các cơ quan, tổ chức có liên quan vào việc chuẩn bị cũng như triển khai tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Theo đó, phải có những giải pháp thiết thực để lập và triển khai có hiệu quả Chương trình.
Do đó, bên cạnh các giải pháp do Chính phủ đề nghị, Ủy ban pháp luật kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cần bố trí thời gian thỏa đáng để thảo luận về dự kiến Chương trình tại các phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội và Hội trường; ý kiến thảo luận tại các Tổ đại biểu Quốc hội phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ để cung cấp cho các đại biểu Quốc hội trước phiên thảo luận tại Hội trường.
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo, cơ quan trình dự án, đặc biệt là Chính phủ trong quá trình chuẩn bị dự kiến Chương trình; tham gia cùng với Ủy ban pháp luật để thẩm tra và trình bày ý kiến của Hội đồng, Ủy ban về dự kiến Chương trình…
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()