Ủy ban Kinh tế thẩm tra dự án Luật phòng, chống rửa tiền
Tối 26/10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp phiên toàn thể, thẩm tra dự án Luật phòng, chống rửa tiền. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự cuộc họp.Tờ trình về dự án Luật phòng, chống rửa tiền của Chính phủ nêu rõ Nghị định số 74/2005/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 7/6/2005 về phòng, chống rửa tiền có hiệu lực từ ngày 1/8/2005. Qua 6 năm thực hiện, Nghị định 74 và các văn bản hướng dẫn đã tạo lập khuôn khổ pháp lý cơ bản về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam. Nghị định 74 tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động phòng, chống rửa tiền; quy định trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc phòng, chống rửa tiền; tạo cơ sở pháp lý cho việc đàm phán, ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế về trao đổi thông tin liên quan đến rửa tiền giữa Ngân hàng Nhà nước với các đơn vị tình báo tài chính của một số quốc gia trong khu vực. Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa...
Tối 26/10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp phiên toàn thể, thẩm tra dự án Luật phòng, chống rửa tiền. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự cuộc họp.
Tờ trình về dự án Luật phòng, chống rửa tiền của Chính phủ nêu rõ Nghị định số 74/2005/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 7/6/2005 về phòng, chống rửa tiền có hiệu lực từ ngày 1/8/2005. Qua 6 năm thực hiện, Nghị định 74 và các văn bản hướng dẫn đã tạo lập khuôn khổ pháp lý cơ bản về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam. Nghị định 74 tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động phòng, chống rửa tiền; quy định trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc phòng, chống rửa tiền; tạo cơ sở pháp lý cho việc đàm phán, ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế về trao đổi thông tin liên quan đến rửa tiền giữa Ngân hàng Nhà nước với các đơn vị tình báo tài chính của một số quốc gia trong khu vực. Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền góp phần ngăn chặn kịp thời các tội phạm rửa tiền xuyên quốc gia.
Tuy vậy, quá trình 6 năm triển khai thực hiện Nghị định 74 và các văn bản hướng dẫn, một số tồn tại, vướng mắc đã nảy sinh ảnh hướng đến hiệu quả của hoạt động phòng, chống rửa tiền. Nghị định 74 chưa phải là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực quản lý cao nhất nên chưa giải quyết được một số quy định không đồng bộ giữa Nghị định 74 với các văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao hơn. Các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành chưa đáp ứng được yêu cầu thời gian bàn hành và tổ chức thực hiện.
Quy định trong Nghị định 74 chưa đáp ứng được đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền như khái niệm rửa tiền trong Nghị định 74 và tội rửa tiền được quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2005) chưa đồng nhất và chưa đáp ứng được các quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần, Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước Palermo) và Công ước của Liên hợp quốc về chống tài trợ khủng bố, các khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền… Trước những yêu cầu của thực tiễn và hội nhập quốc tế, việc ban hành Luật phòng, chống rửa tiền là yêu cầu cấp thiết. Dự thảo lần thứ 4 Luật phòng, chống rửa tiền bao gồm 5 Chương và 53 điều.
Thảo luận tại cuộc họp, các đại biểu đã cho ý kiến về những nội dung lớn xoay quanh phạm vi điều chỉnh và tên gọi của dự án Luật; khái niệm “rửa tiền”; khái niệm “tài sản”; vị trí của Cơ quan phòng, chống rửa tiền…
Xung quanh phạm vi điều chỉnh và tên gọi của dự án Luật, có ý kiến đề nghị nên giữ tên gọi như dự thảo Luật và chuyển các nội dung liên quan đến chống tài trợ khủng bố sang dự thảo Luật phòng, chống khủng bố dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào năm 2013 vì tài trợ khủng bố gắn chặt với khủng bố. Cũng có ý kiến cho rằng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật cần bao gồm cả các quy định về phòng ngừa hoạt động tài trợ khủng bố.
Về vấn đề này, Chính phủ cho rằng phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố là 2 lĩnh vực có nhiều điểm tương đồng. Tội phạm rửa tiền và tội phạm tài trợ khủng bố phần lớn đều lợi dụng hệ thống tài chính để rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. Nếu vấn đề phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố được quy định trong hai luật tách biệt sẽ dẫn đến nhiều quy định trùng lắp…Nhiều ý kiến cho rằng cần quy định trách nhiệm của cơ quan phòng, chống rửa tiền sẽ được làm gì và không được làm gì để rõ ràng khi Luật đi vào cuộc sống…
Theo chương trình, dự án Luật phòng, chống rửa tiền sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ hai này./.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()