Ưu tiên hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật
Lớp học thêu tại Trung tâm Vì ngày mai. Hiện tại ở Việt Nam có 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm gần 8% dân số. 69% số người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động, nhưng chỉ có khoảng 3% được đào tạo bài bản và chỉ khoảng 30% tổng số người khuyết tật trên cả nước có việc làm tương đối ổn định. Vấn đề hỗ trợ, đào tạo và tạo việc làm cho người khuyết tật vẫn đang còn là một bài toán khó.Tạo thêm cơ hội cho người khuyết tậtTrong xã hội, người khuyết tật là đối tượng luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Tuy nhiên, những khiếm khuyết đã ngăn cản hoặc hạn chế người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động để có được việc làm ổn định. Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành ngày 5-8-2012. Theo đó, mục đích của đề án nhằm hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham...
Lớp học thêu tại Trung tâm Vì ngày mai. |
Hiện tại ở Việt Nam có 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm gần 8% dân số. 69% số người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động, nhưng chỉ có khoảng 3% được đào tạo bài bản và chỉ khoảng 30% tổng số người khuyết tật trên cả nước có việc làm tương đối ổn định. Vấn đề hỗ trợ, đào tạo và tạo việc làm cho người khuyết tật vẫn đang còn là một bài toán khó.
Tạo thêm cơ hội cho người khuyết tật
Trong xã hội, người khuyết tật là đối tượng luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Tuy nhiên, những khiếm khuyết đã ngăn cản hoặc hạn chế người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động để có được việc làm ổn định. Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành ngày 5-8-2012. Theo đó, mục đích của đề án nhằm hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế – xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 250.000 và đến năm 2020 sẽ có 300.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, cần có sự chung tay của toàn xã hội. Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà người khuyết tật vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi tìm việc, như sức khỏe yếu, trình độ tay nghề chưa cao, thiếu tự tin, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tuyển dụng người khuyết tật làm việc còn nhiều hạn chế.
Do có khiếm khuyết, sức khỏe yếu, lại không được học hành đầy đủ nên cơ hội kiếm việc làm của người khuyết tật là rất thấp. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật, vẫn còn có sự phân biệt đối xử giữa người khuyết tật với người bình thường. Điều kiện làm việc của nhiều doanh nghiệp hiện nay còn chưa phù hợp với sức khỏe của người khuyết tật. Mức thu nhập bình quân của người lao động khuyết tật còn thấp so nhu cầu cuộc sống hằng ngày. Muốn kiếm thêm thu nhập, họ phải cố gắng làm thêm, tăng ca, nhưng sức khỏe lại không bảo đảm. Do đó, nhiều người khuyết tật đã phải bỏ dở công việc.
Mặc dù các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước, chính sách ưu đãi về tín dụng, vốn vay nhằm tạo nguồn lực để đầu tư, đào tạo và hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. Tuy nhiên, nhiều quy định hiện nay vẫn chưa được thực hiện.
Theo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23-11-1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật, các doanh nghiệp phải nhận 2-3% người khuyết tật vào làm việc tùy ngành nghề, hoặc phải đóng một khoản tiền trên cơ sở người khuyết tật còn chưa nhận đủ vào cơ quan đơn vị để làm việc theo quy định về Quỹ việc làm dành cho người khuyết tật. Thực tế, số nơi làm tốt quy định này chỉ đếm trên đầu ngón tay, rất ít các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện. Tuy nhiên, chưa có cơ quan nào giám sát việc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ cho Quỹ này. Cả nước hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dành riêng cho người khuyết tật với khoảng 200 nghìn người khuyết tật đang làm việc trong đó. Tuy nhiên, con số đó vẫn chưa phải là lớn.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam Đặng Văn Thanh cho rằng: “Khi được đào tạo bài bản, người khuyết tật hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu công việc của các doanh nghiệp. Nhiều người có thể làm ra được những sản phẩm có giá trị cao”. Việc đào tạo nghề cho người khuyết tật vẫn là một bài toán khó. Hiện tại, chỉ 3% số người khuyết tật trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề một cách bài bản, được cấp văn bằng, chứng chỉ. 18% số người khuyết tật sống ở thành thị, có cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo tốt hơn, còn lại tới 82% sống ở các vùng nông thôn.
Điểm sáng đào tạo nghề cho người khuyết tật
Việc lựa chọn ngành nghề đào tạo cho người khuyết tật hiện cũng là một vấn đề rất khó khăn. Những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, có nhiều cơ hội xin được việc làm thì hiếm có người khuyết tật có khả năng theo học. Còn những ngành thủ công đơn giản, đã có nhiều người học thì người khuyết tật học sẽ khó có cơ hội tìm việc, vì cạnh tranh cao. Do đó, đòi hỏi phải có những chính sách ưu tiên nhằm hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. Trung tâm chăm sóc sức khỏe, dạy nghề và tổ chức sản xuất cho thanh, thiếu niên khuyết tật “Vì Ngày mai” là một điểm sáng trong việc đào tạo, chăm sóc sức khỏe, dạy nghề cũng như tạo việc làm cho người khuyết tật tại Hà Nội.
Sau gần 10 năm hoạt động, trung tâm đã giúp được hơn 80 thanh thiếu niên khuyết tật có tay nghề ổn định thường xuyên có việc làm trở về gia đình và tự nuôi sống bản thân. 80% sản phẩm của trung tâm là đồ thủ công lưu niệm có uy tín, đạt trình độ xuất khẩu.
Hiện tại, trung tâm đang giúp hơn 40 bạn học nghề và làm việc, 114 bạn trẻ khuyết tật tại các cơ sở ở cộng đồng. Ngoài giờ làm việc, các em được học văn hóa, được sinh hoạt văn nghệ… Các em đều đã coi đây là một ngôi nhà chung do các em làm chủ, khi chính các em được học nghề và có việc làm, tạo dựng cuộc sống bằng chính sức lực và trí tuệ của mình.
Người khuyết tật hoàn toàn có khả năng làm việc tốt, có thể tự nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, việc ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề; đào tạo nghề, tạo việc làm, đặc biệt tạo mọi điều kiện tốt nhất để người khuyết tật làm việc, hòa nhập và phát huy tối đa khả năng của mình cần được chú trọng nhiều hơn nữa.
Theo Nhandan
Ý kiến ()