Ứng phó với nắng nóng, hạn mặn trên diện rộng
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của rìa phía nam vùng áp thấp phía tây với đới gió tây nam gây hiệu ứng phơn nên ngày 18-5, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở Sơn La, Hòa Bình, khu vực phía đông Bắc Bộ với mức nhiệt phổ biến 35 đến 36 độ C, có nơi hơn 36 độ C; các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 đến 37 độ C, có nơi hơn 38 độ C. Từ ngày 19-5, nắng nóng ở các tỉnh Bắc Bộ dịu dần. Ở các tỉnh Trung Bộ, nắng nóng sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới (đến khoảng ngày 21 – 22-5). Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1. | |
* Ngày 17-5, chính quyền hai xã Ngọc Bay và Ðăk Năng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân dọn dẹp nhà cửa, cây cối gãy đổ do lốc xoáy kèm mưa lớn quét qua khu vực này tối ngày 16-5. Theo thống kê ban đầu, xã Ðăk Năng có nhà rông và hai phòng học ở điểm trường làng Rơ Wăk tốc mái, 39 nhà dân bị nứt tường, tốc mái; hơn 10 ha cao-su bị gãy đổ. Tại xã Ngọc Bay, mưa lớn kèm lốc xoáy cũng cuốn bay mái bốn nhà dân và làm hàng loạt cây to gãy đổ. Tại xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An), mưa lớn kèm lốc xoáy làm hư hỏng nhiều nhà dân và gãy đổ nhiều cây cối. Trong đó có hai nhà bị tốc mái nặng; dãy nhà nội trú Trường THCS xã Thọ Sơn bị hỏng nặng. Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, do ảnh hưởng của những cơn mưa trái mùa và mưa lớn kéo dài vào đầu tháng 5, đã làm cho 1.423 ha muối của diêm dân ở hai huyện Bình Ðại và Ba Tri bị mất trắng. Tổng sản lượng bị thiệt hại khoảng 3.181 tấn, với số tiền gần 3,5 tỷ đồng. * Cùng ngày, UBND huyện Phú Tân (An Giang) cho biết, huyện đang chỉ đạo các địa phương tích cực hỗ trợ bà con thu dọn hiện trường, khắc phục sự cố dông lốc làm tốc mái 65 căn nhà vào chiều ngày 16-5. Trong đó, có năm căn nhà bị tốc mái hoàn toàn, 60 căn nhà bị tốc mái một nửa… * Ngày 17-5, tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), dông, gió lốc làm nhiều nhà dân, cơ quan, trường học bị tốc mái; nhà một hộ ở xã Vĩnh Yên bị sập do cây gãy đổ vào. Dông, lốc cũng làm gần 1.000 ha lúa, ngô vụ xuân chuẩn bị thu hoạch bị đổ, ước thiệt hại gần hai tỷ đồng. * Ngày 17-5, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết, nguyên nhân một số diện tích lúa giống TBR 225 tại các xã Mỹ Thủy, Tân Thủy, Cam Thủy bị lép hạt là do bệnh đạo ôn cổ bông. Trước đó, một số nông dân xã Mỹ Thủy phản ánh, giống lúa TBR 225 đến kỳ thu hoạch nhưng bị lép hạt. Qua kiểm tra, trong hơn 1.900 ha lúa được cơ cấu bộ giống TBR 225 của Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình thì có 15 ha bị lép hạt, tỷ lệ thiệt hại hơn 60%. * Ðến giữa tháng 5, tỉnh Thừa Thiên-Huế thả nuôi được 7.300 ha thủy sản. Tuy nhiên, do nắng nóng gay gắt, một số loài nuôi chậm phát triển, một số diện tích tôm nuôi bị chết. Cơ quan chức năng đang hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ an toàn cho thủy sản nuôi, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất. * Dự báo tình trạng hạn, mặn tại Quảng Nam sẽ diễn biến phức tạp hơn các năm trước. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ tình trạng hạn, mặn; nạo vét các lạch dẫn nước, hệ thống kênh mương, bể hút các trạm bơm điện và lắp đặt máy bơm dã chiến… nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại cho cây trồng. * Vụ đông xuân này, tỉnh Ðác Lắc có gần 260 nghìn ha cây trồng cần tưới nước, trong đó lúa nước 40.532 ha, cà-phê 203 nghìn ha và khoảng 16.500 ha cây trồng khác. Tuy nhiên, nguồn nước trên địa bàn giảm rất nhanh, nhiều hồ chứa không còn khả năng tưới tự chảy, mực nước các sông xuống thấp, nguồn nước ngầm cạn kiệt dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nhiều vùng và hàng nghìn ha cây trồng có nguy cơ bị hạn cuối vụ. * Trước tình hình nắng nóng kéo dài, nhiều hồ đập nhỏ đã hết nước gây hạn hán cục bộ, tỉnh Ninh Thuận đã lên phương án cấp bách sản xuất vụ hè thu. Do một số hồ cạn nước, tỉnh phải ngừng sản xuất với diện tích dự kiến 6.438 ha,
|
Theo Nhandan
Ý kiến ()