Ứng dụng khoa học công nghệ vào cải tạo vườn tạp: Nâng cao hiệu quả kinh tế của cây trồng
LSO - Theo số liệu thống kê của huyện Hữu Lũng, toàn huyện có khoảng 7.000 ha trồng cây quả thì diện tích trồng nhãn đã có khoảng 2.000 ha, được trồng chủ yếu tại các xã Cai Kinh, Đồng Tân, Minh Tiến, Minh Hòa, Yên Vượng. Tuy nhiên, năng suất của phần lớn diện tích vườn nhãn này đạt thấp, khoảng 20 triệu đồng/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do bà con chưa xác định được cơ cấu giống hợp lý, đặc biệt là bà con vẫn chưa xác định được đặc điểm thổ nhưỡng của chính mảnh đất của mình. Chính vì vậy, để tăng năng suất của cây trồng, chất lượng và hiệu quả của vườn cây ăn quả, Sở KH&CN Lạng Sơn đã phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả Trung ương thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ ghép cải tạo để xây dựng mô hình chuyển đổi vườn nhãn tạp hiệu quả thấp thành vườn nhãn chín muộn có năng suất, chất lượng và hiệu quả”.Vải thiều và nhãn là 2 loại quả được trồng nhiều ở huyện Hữu LũngTiến sỹ Lương Đăng Ninh, Giám đốc Sở KH&CN Lạng Sơn cho biết,...
LSO – Theo số liệu thống kê của huyện Hữu Lũng, toàn huyện có khoảng 7.000 ha trồng cây quả thì diện tích trồng nhãn đã có khoảng 2.000 ha, được trồng chủ yếu tại các xã Cai Kinh, Đồng Tân, Minh Tiến, Minh Hòa, Yên Vượng. Tuy nhiên, năng suất của phần lớn diện tích vườn nhãn này đạt thấp, khoảng 20 triệu đồng/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do bà con chưa xác định được cơ cấu giống hợp lý, đặc biệt là bà con vẫn chưa xác định được đặc điểm thổ nhưỡng của chính mảnh đất của mình. Chính vì vậy, để tăng năng suất của cây trồng, chất lượng và hiệu quả của vườn cây ăn quả, Sở KH&CN Lạng Sơn đã phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả Trung ương thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ ghép cải tạo để xây dựng mô hình chuyển đổi vườn nhãn tạp hiệu quả thấp thành vườn nhãn chín muộn có năng suất, chất lượng và hiệu quả”.
Vải thiều và nhãn là 2 loại quả được trồng nhiều ở huyện Hữu Lũng
Tiến sỹ Lương Đăng Ninh, Giám đốc Sở KH&CN Lạng Sơn cho biết, về cây ăn quả ở huyện Hữu Lũng, trước đây bà con thường trồng vải và nhãn. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Nguyên nhân được xác định là do bà con phần lớn vẫn trồng cây theo cảm tính, chạy theo phong trào nhất thời, trồng quá nhiều loại cây không xác định loại cây ăn quả chủ lực trong vườn; nguyên nhân khác là do chọn cây trồng, cơ cấu giống, chọn loại cây trồng không phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai nên khó tránh được các bất lợi của thiên tai tác động đến vườn cây… Cụ thể là việc trồng cây nhãn tại các vườn cây ăn quả ở Hữu Lũng trước năm 2007 là có khá nhiều giống từ giống chất lượng cao đến chất lượng kém, trong đó tỷ lệ nhãn chất lượng kém chiếm đa số. Các giống có nguồn gốc nhân giống khác nhau, có cả cây chiết, ghép, thực sinh. Vì vậy, khả năng chịu hạn, chống chịu một số điều kiện ngoại cảnh bất thuận thường kém, ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của cây trồng. Về cơ cấu giống, có trên 90% khu vực giống chính vụ, dẫn đến tình trạng chín rộ, thu hái trong khoảng 15 – 20 ngày, dẫn đến giá bán thấp, hiệu quả không cao.
Thực trạng trên cho thấy cần có sự thay đổi về cơ cấu giống nhãn trên địa bàn huyện Hữu Lũng, cần có sự quy hoạch phát triển bộ giống nhãn chín sớm, chín chính vụ và chín muộn. Trong đó chú trọng phát triển giống nhãn chín muộn vì có ưu thế về sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu qủa kinh tế cao. Nhận thức được vấn đề đó, Sở KH&CN Lạng Sơn phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả TW thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ ghép cải tạo để xây dựng mô hình chuyển đổi vườn nhãn tạp hiệu quả thấp thành vườn nhãn chín muộn có năng suất, chất lượng và hiệu quả”. Trong thời gian 2 năm (từ tháng 7/2007 – 12/2009), cán bộ phụ trách đề tài đã tiến hành tìm ra nguyên nhân và giải pháp kỹ thuật khắc phục vườn nhãn tạp; xây dựng mô hình ghép cải tạo chuyển đổi vườn nhãn tạp, hiệu quả kinh tế thấp thành vườn nhãn chín muộn, thâm canh tăng năng suất và góp phần rải vụ thu hoạch; đào tạo cán bộ kỹ thuật đủ năng lực tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ thuật ghép cải tạo cho người trồng cây ăn quả vùng trồng nhãn. Cụ thể là xây dựng 4 mô hình với khoảng 400 cây nhãn ở 4 xã Đồng Tân, Cai Kinh, Yên Vượng và Minh Tiến; tiến hành ghép mắt nhãn chín muộn cho 1.200 cành ở các mô hình. Đồng thời, tổ chức hướng dẫn lý thuyết và kỹ thuật ghép cải tạo cho 10 cán bộ kỹ thuật Phòng Kinh tế, hội làm vườn, trạm khuyến nông huyện và 100 người nông dân thuộc các hộ trồng nhãn ở 2 xã Đồng Tân vầ Cai Kinh. Trong quá trình triển khai, cây trong mô hình sinh trưởng và phát triển tốt, được Sở KH&CN Lạng Sơn, chính quyền và nhân dân địa phương, đặc biệt là những hộ tham gia mô hình đánh giá cao. Thực tế cho thấy, phương pháp ghép cải tạo giúp cây sinh trưởng tốt nhờ vào bộ rễ và khung cành to khỏe của cây được cải tạo; những cành cây ghép sau 2 năm đã ra hoa và cho quả, nhãn chín muộn hơn so với chính vụ từ 30 – 45 ngày nên bán được giá thành cao (20.000đồng/kg tại vườn), giá trị thu được tại vườn ghép cải tạo tăng so với trước đây từ 3- 4 lần. Mặt khác, việc ghép mắt nhãn chín muộn không tốn nhiều kinh phí (5.000 đồng/ mắt ghép) và không phải bỏ công sức phá đi trồng lại những vườn nhãn năng suất thấp, cây già cỗi… Tuy nhiên, cải tạo vườn tạp là một công việc đòi hỏi đầu tư thời gian cách làm cẩn trọng không thể tiến hành một sớm một chiều thì vườn có hiệu quả như mong muốn.
Bài ảnh : Trí Dũng
Ý kiến ()