LSO-Khoa học và công nghệ đã góp phần tạo ra những chuyển biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp trong tỉnh. Những công nghệ hiện đại trong các ngành công nghiệp đã trực tiếp và đóng vai trò động lực thúc đẩy góp phần làm cho sản xuất công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao liên tục trong những năm gần đây.Khai thác than ở mỏ than Na DươngNhiều năm qua, việc phát triển tiềm lực KH&CN phục vụ quản lý nhà nước và nâng cao năng lực của các cơ sở khoa học bắt đầu được quan tâm đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN tại Lạng Sơn tiếp tục được đẩy mạnh và ngày càng bám sát thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn được nâng cao. Kết quả nghiên cứu của các...
LSO-Khoa học và công nghệ đã góp phần tạo ra những chuyển biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp trong tỉnh. Những công nghệ hiện đại trong các ngành công nghiệp đã trực tiếp và đóng vai trò động lực thúc đẩy góp phần làm cho sản xuất công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao liên tục trong những năm gần đây.
|
Khai thác than ở mỏ than Na Dương |
Nhiều năm qua, việc phát triển tiềm lực KH&CN phục vụ quản lý nhà nước và nâng cao năng lực của các cơ sở khoa học bắt đầu được quan tâm đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN tại Lạng Sơn tiếp tục được đẩy mạnh và ngày càng bám sát thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn được nâng cao. Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án KH&CN sau khi nghiệm thu được nhanh chóng chuyển giao ứng dụng, phát huy hiệu quả. Đã ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thích hợp cho doanh nghiệp góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng một số sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.
Việc áp dụng KHCN vào lĩnh vực công nghiệp tại Lạng Sơn phải kể đến thành công từ hội chợ Công nghệ và Thiết bị Hữu nghị Việt – Trung năm 2008 tại Lạng Sơn (Techmart Langson 2008) – đây là một hoạt động xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tạo môi trường và điều kiện kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học và đơn vị sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và thiết bị, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong tỉnh và các địa phương trong và ngoài nước trong việc thực hiện hợp tác và phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng…
Ngoài ra, một số thành tựu khác phải kể đến là: ứng dụng KH&CN sản xuất rượu đặc sản Mẫu Sơn bán công nghiệp. Xây dựng một số mô hình sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch cho sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng mô hình làng nghề sản xuất rượu đặc sản (Công Sơn tửu) tại vùng núi Mẫu Sơn, mô hình liên kết kinh tế để phát triển vùng chè Thái Bình (Đình Lập) đã đạt kết quả tốt. Cùng đó, một số đề tài sau khi nghiên cứu, thực nghiệm đã đưa vào ứng dụng thực tế: ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng; quy hoạch đô thị; phần mềm quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính, tài nguyên môi trường bằng công nghệ GIS. Xây dựng mô hình cung cấp thông tin phục vụ phổ biến kiến thức KHCN cho tuyến xã.
Đặc biệt, trong 5 năm qua, Sở KH&CN Lạng Sơn đã thực hiện chương trình phối hợp và hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn. Thông qua chương trình đã hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ phục vụ sản xuất kinh doanh. Toàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận áp dụng các hệ thống quản lý tiến tiến ISO 9000…; hàng trăm bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế đã được cấp. Tiến sỹ Lường Đăng Ninh – Giám đốc Sở KH&CN Lạng Sơn tâm sự, nước ta nói chung, Lạng Sơn nói riêng chưa có những sản phẩm công nghệ mạnh, mang thương hiệu Việt. Vì thế, từ 2007, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng các sản phẩm công nghệ chủ lực, có ảnh hưởng kinh tế lớn. Tại Lạng Sơn, từ những năm 2006 trở lại đây tỉnh đã đầu tư vào lĩnh vực KHCN nhằm phát triển mạnh lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, trong việc nghiên cứu KHCN vào phát triển công nghiệp nói chung và một số lĩnh vực khác vẫn còn gặp một số khó khăn, đó là: đầu tư cho lĩnh vực này của nhà nước còn thấp, tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp còn ít. Bởi hầu hết doanh nghiệp đều là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ban đầu phải lo tồn tại trong thương trường, chưa có điều kiện đầu tư cho KH&CN. Các doanh nghiệp lớn chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước thì đầu tư cho lĩnh vực này rất thấp, thậm chí thấp hơn tư nhân. Khó khăn vậy, nhưng phải thẳng thắn khẳng định trong tương lai, KH&CN vẫn phải là động lực phát triển kinh tế.
Điều này là hoàn toàn thực tế, đầu năm 2011, các văn kiện được trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đầu tư phát triển KH&CN. Những công nghệ sản xuất mới, hiện đại đã và sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giúp chủ động nguồn cung trong nước, thay thế nhập ngoại, giảm giá thành, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Trí Dũng
Ý kiến ()