Giữa tháng 8 vừa qua, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo T.Ư và tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị khoa học.Hàng chục báo cáo tham luận về việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất, kinh doanh của các đề tài đoạt Giải thưởng sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) đã được trình bày tại hội nghị. Mười sáu năm tổ chức giải thưởng, đã có 540 đề tài, dự án đoạt các giải VIFOTEC, trong đó không ít đề tài đã phát huy tác dụng to lớn vào phát triển sản xuất, kinh doanh ở các ngành, địa phương. Tuy nhiên, đánh giá một cách nghiêm túc thì số lượng đề tài, dự án, giải pháp kỹ thuật đoạt giải được ứng dụng vào thực tế đời sống còn quá ít. Khá nhiều công trình sau khi được nhận cúp, bằng chứng nhận đoạt giải thưởng, việc triển khai vào thực tế khó khăn hoặc phải "đắp chiếu". Điều đó làm lãng phí sức lực, trí tuệ và nguồn kinh phí đã đầu...
Giữa tháng 8 vừa qua, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo T.Ư và tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị khoa học.
Hàng chục báo cáo tham luận về việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất, kinh doanh của các đề tài đoạt Giải thưởng sáng tạo Khoa học – Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) đã được trình bày tại hội nghị. Mười sáu năm tổ chức giải thưởng, đã có 540 đề tài, dự án đoạt các giải VIFOTEC, trong đó không ít đề tài đã phát huy tác dụng to lớn vào phát triển sản xuất, kinh doanh ở các ngành, địa phương.
Tuy nhiên, đánh giá một cách nghiêm túc thì số lượng đề tài, dự án, giải pháp kỹ thuật đoạt giải được ứng dụng vào thực tế đời sống còn quá ít. Khá nhiều công trình sau khi được nhận cúp, bằng chứng nhận đoạt giải thưởng, việc triển khai vào thực tế khó khăn hoặc phải “đắp chiếu”. Điều đó làm lãng phí sức lực, trí tuệ và nguồn kinh phí đã đầu tư cho tập thể, cá nhân tham gia nghiên cứu. Bởi vậy, để khơi dậy phong trào sáng tạo khoa học – công nghệ, nhất là việc ứng dụng có hiệu quả các đề tài đoạt giải VIFOTEC, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ. Trong đó điều quan trọng là Nhà nước cần có cơ chế gắn các chương trình khoa học và công nghệ với các chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, dự án trọng điểm quốc gia trong từng thời kỳ, giai đoạn phát triển đất nước. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hướng gắn kết chặt chẽ trách nhiệm và quyền lợi của nhà nghiên cứu, nhà sản xuất. Hoàn thiện cơ chế quản lý và phối hợp đồng bộ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với các bộ, ngành trong việc xây dựng kế hoạch, xét duyệt, tuyển chọn chương trình, đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ. Một mặt, cải tiến mạnh mẽ cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng giảm dần các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các tổ chức khoa học trong việc quyết định các nội dung và định mức chi; mặt khác cho phép các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế thành lập Quỹ phát triển Khoa học – Công nghệ nhằm đầu tư nhiều hơn cho việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh mà lâu nay ta làm được còn quá khiêm tốn. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách phù hợp trong việc ràng buộc trách nhiệm đổi mới, cải tiến công nghệ gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; hiệu quả sử dụng tài nguyên, môi trường đối với các chủ doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước; để từ đó có biện pháp nâng cao nguồn kinh phí đầu tư cho khoa học – công nghệ từ các nguồn xã hội hóa…
Theo Nhandan
Ý kiến ()