tle=”2009\2009″> Học sinh Trường Dân tộc Nội trú Tràng Định học sử dụng máy vi tính | LSO-Từ những năm học trước, với việc đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin từ dự án THPT và các nguồn tài trợ khác, trường THPT ChuVăn Anđã đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý và giảng dạy. Với sự chuẩn bị chu đáo, năm học 2008- 2009, nhà trường đã tổ chức 2 kỳ thi về CNTT cho đội ngũ giáo viên, trên kết quả đó, mạnh dạn ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Trong năm học đã có 774 tiết học được giáo viên sử dụng bằng giáo ánđiện tử, tăng 200 tiết so với năm học trước. Với 2 phòng máy phục vụ cho việc giảng dạy, 1 phòng tiếng, 2 phòng nghe nhìn, 1 phòng máy cho 6 tổ chuyên môn; các phòng máy đã được kết mạng nội bộ (mạng LAN), nhiều giáo viên đã tìm tòi tư liệu đưa vào bài giảng nhằm kích thích sự hứng thú cho học sinh. Bên canh đó, học sinh được hướng dẫn sử dụng và khai thác mạng Internet để biên soạn các chuyên đề thuyết trình trước tập thể lớp, giúp các em tự tin và chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và vận dụng trong các bài học. Với quy định mỗi tổ chuyên môn thành lập 1 thưviện giáo án điện tử, đến cuối năm học toàn trường đã có 205 giáo án, một ngân hàng đề thi, kiểm tra định kỳ. Bằng tinh thần chịu khó học hỏi, trong hội thi Tin học trẻ lần thứ nhất do Tỉnh đoàn và Sở GD&ĐT phối hợp tổ chức, nhà trường cử 6 học sinh tham gia đã đạt 5 giải, trong đó có 1 giải nhất, 3 giải nhì; có 2 học sinh được chọn tham dự giải tin học trẻ toàn quốc. Trong kỳ thi Olympic- Trại hè Hùng Vương lần thứ V tổ chức tại Phú Thọ tháng 8/2009, với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lớp 10 chuyên hoá đã giành giải nhất phần thi thuyết trình về cây hồi. Không chỉ thực hiện tốt các giờ học chính khoá, việc ứng dụng CNTT trong các giờ ngoại khóa được vận đụng một cách đa dạng và linh hoạt như tìm hiểu văn hoá Anh, Mỹ, sinh hoạt với chủ đề Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình, sinh hoạt câu lạc bộ Hoa học trò… Không chỉ riêng trường Chu Văn An, trong vài năm trở lại đây, CNTT đã đi sâu vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của các nhà trường, từ công tác quản lý, soạn và giảng dạy theo giáo án điện tử, lập ngân hàng dữ liệu đề thi, kiểm tra, đến việc luyện tập cho học sinh ứng dụng CNTT trong học tập và tự nghiên cứu. Phải nói rằng, CNTT đãtrở thành “một phần tất yếu” của nhiều nhà trường. Năm học 2008-2009, với chủ đề “đẩy mạnh ứng dụng CNTT…” ngành GD Lạng Sơn đã triển khai mạnh mẽ CNTT trong các nhà trường. Đến nay, toàn ngành đã có trên 400 trường và cơ sở GD được kết nối Internet, đạt tỷ lệ 63%, trong đó có 77 trường MN, 134 trường tiểu học, 152 trường THCS và PTCS, 23 trường THPT, 12 Trung tâm GDTX và 2 trường chuyên nghiệp.Với tinh thần chủ động tích cực trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, CNTT đã có tác dụng nâng cao năng lực điều hành, quản lý GD và các hoạt động dạy và học. Song song với việc nâng cao cơ sở hạ tầng phục vụ, phát triển mạng GD và các dịch vụ công về thông tin trên mạng Internet, công tác đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên luôn được quan tâm. Tuy nhiên, do điểm xuất phát về cơ sở hạ tầng thông tin còn thấp, nguồn lực trang bị CNTT cho các nhà trường còn nghèo nàn, nên công tác ứng dụng CNTT còn gặp nhiều khó khăn; cơ sở vật chất cho CNTT chưa đồng đều giữa các nhà trường. Các trường khu vực thành phố, các trường nội trú, trường chuẩn quốc gia được trang bị khá tốt, trong khi đó, các trường và cơ sở GD khu vực ngoại thành, các xã vùng cao, vùng ĐBKK vẫn rất nghèo nàn và thiếu thốn. Do nhận thức về tầm quan trọng của CNTT trong dạy và học còn khác nhau, nhất là việc sử dụng giáo án điện tử, nên trình độ và khả năng ứng dụng CNTT của đội ngũ cán bộ giáo viên còn thấp, việc ứng dụng các phần mềm trong quản lý và dạy học còn yếu và chưa đồng bộ, nhất là đội ngũ GV tuổi đã cao. Trong vài năm tới, với mục tiêu đưa CNTT tới tất cả các nhà trường, nơi đã có điện lưới, ngành GD đã và đang chuẩn bị các nguồn lực, nhất là kinh phí mua sắm và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV về CNTT. Trong đó chú trọng các cơ quan quản lý GD, cán bộ quản lý các nhà trường và đội ngũgiáo viên dạy tin học. Được như vậy, sẽ tạo sự liên thông trong mạng lưới CNTT, hình thành cơ quan quản lý GD điện tử, phù hợp với việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính và công tác cải cách hành chính công hiện nay. |
Ý kiến ()