tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2492/7b597b1e2389fce596b1cf88bb49a355_L.jpg” border=”0″ alt=”Mô hình ươm cây giống rau màu trong nhà lưới của nông dân Nguyễn Văn Thức tại Khánh An (An Phú, An Giang).” /> Nuôi tôm toàn đực sử dụng công nghệ cao tại xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú, An Giang).
Tại vùng chuyên canh lúa nếp Phú Tân, Chủ nhiệm HTX Phú Thượng (xã Phú Thành) Lê Văn Tài chia sẻ: Canh tác công nghệ cao nghe tưởng xa vời nhưng thực tế là thay đổi cách suy nghĩ, giảm phân thuốc, canh tác giống chất lượng, sử dụng các máy móc hiện đại vào sản xuất, như san phẳng mặt ruộng bằng tia la-de, sạ hàng, gặt đập liên hơp… và thành quả cuối cùng là nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp làm ra. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Trụ (Trường đại học Cần Thơ) cho biết: “Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là hướng đi quan trọng nhất trong định hướng xây dựng nền nông nghiệp hiện đại. Do vậy, khi bà con trồng lúa nếp ứng dụng canh tác lúa theo hướng giảm phát thải khí nhà kính thành công đã mở hướng nhân rộng mô hình thành biện pháp canh tác đại trà bên cạnh những ứng dụng khoa học khác vào đồng ruộng”. Tất cả những cách làm, mô hình nêu trên đã từng bước tạo nền tảng cho việc xây dựng nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đại trà ở An Giang.
Hướng đi bền vững
Ðịnh hướng về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở An Giang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Phan Văn Sáu nhấn mạnh, các cấp, các ngành và địa phương quán triệt sâu sắc Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy để cơ cấu lại nền nông nghiệp của tỉnh gắn với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, xem đây là con đường tất yếu đưa nông nghiệp An Giang phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống người dân. Minh chứng cho quyết tâm đó, UBND tỉnh quyết định đầu tư 300 tỷ đồng đến năm 2015, với mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành và phát triển các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp kết hợp xây dựng, hình thành chuỗi giá trị sản xuất tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm. Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang Ðinh Thị Việt Huỳnh, chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2015, tỉnh An Giang hình thành các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích khoảng 3.000 ha. Trong đó, tập trung sản xuất các sản phẩm theo hướng an toàn, truy nguyên nguồn gốc và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường tiêu thụ. Các vùng sản xuất cụ thể gồm: Sản xuất lúa giống định hướng xã hội hóa giống lúa cộng đồng; sản xuất lúa chất lượng cao gắn kết phát triển cánh đồng lớn; sản xuất các loại nấm bào ngư, linh chi, các loại nấm ăn khác và nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao; sản xuất rau an toàn; sản xuất cá tra chất lượng cao…
Bên cạnh những định hướng chung của tỉnh, từng địa phương có cách thực hiện riêng nhằm tận dụng và phát huy lợi thế của mình. Ðồng chí Phan Văn Sương, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết thêm: Những thế mạnh mà huyện Tri Tôn có trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã được địa phương xây dựng bằng những bước đi cụ thể. Tuy nhiên, đó là kết quả ban đầu và cần đánh giá, nhân rộng. Song song đó, huyện cũng khẩn trương xây dựng mô hình khu khảo nghiệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 15,5 ha liên kết các doanh nghiệp cùng tham gia vào khu khảo nghiệm, từng bước mở rộng mô hình theo hướng hiệu quả, thiết thực, mang lại lợi ích cho nông dân.
Bên cạnh đó, An Giang cũng hết sức chú trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp, ưu tiên hợp tác đào tạo sau đại học, đào tạo chuyển giao công nghệ về các kỹ thuật, công nghệ cao, về quản lý sản xuất hiệu quả trong các lĩnh vực có liên quan, phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
Tháng 8 vừa qua, lần đầu có 20 sinh viên của Trường đại học An Giang, tốt nghiệp chuyên ngành nông nghiệp được tham gia Chương trình tu nghiệp sinh tại I-xra-en. Số tu nghiệp sinh này sẽ được hỗ trợ về lý thuyết và thực hành tại Trung tâm Nghiên cứu – Phát triển nông nghiệp công nghệ cao của I-xra-en và các trang trại, giúp nâng cao kiến thức đã học về nông nghiệp và hướng đến áp dụng vào thực tiễn sản xuất ở địa phương khi về nước, góp sức hoàn thành nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh An Giang.
Theo Nhandan.vn
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()