UNESCO chính thức công bố Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu
- Ngày 17/4 tại phiên họp lần thứ 221 của Ban Chấp hành UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) diễn ra tại Paris, Pháp, UNESCO chính thức công bố danh sách 16 công viên địa chất toàn cầu mới, trong đó có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, đưa tổng số công viên địa chất toàn cầu trong Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO lên 229 công viên tại 50 quốc gia.

Trước đó, tại phiên họp tất cả 58 quốc gia thành viên của Ban Chấp hành UNESCO đã đạt được sự đồng thuận phê duyệt 16 công viên địa chất mới, theo các khuyến nghị của Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO trong các cuộc họp vào tháng 9 và tháng 12/2024.

Năm nay, 16 công viên địa chất mới được công nhận nằm ở 11 quốc gia gồm: Trung Quốc (Kanbula và Yunyang), Bắc Triều Tiên (Núi Paektu), Ecuador (Napo Sumaco và Tungurahua), Indonesia (Kebumen và Meratus), Ý (Mur), Na Uy (Bờ biển Fjord), Hàn Quốc (Đan Dương và Kyungbuk), Ả Rập Saudi (Salma và Bắc Riyadh), Tây Ban Nha (Costa Quebrada), Vương quốc Anh (Arran) và Việt Nam (Lạng Sơn).

Việc công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO có ý nghĩa rất quan trọng cho phát triển du lịch bền vững của tỉnh, kết nối Lạng Sơn với các đối tác trong mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO, đóng góp thiết thực cho các mục tiêu phát triển bền vững chung. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn sở hữu những giá trị độc đáo, tiêu biểu, nổi bật, có thể đóng góp, bổ sung quan trọng vào chương trình bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống công viên địa chất toàn cầu.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về Công viên địa chất Lạng Sơn
- Khảo sát, đánh giá tiềm năng xây dựng tuyến thực hành trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn cho sinh viên Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội
- Khảo sát, nghiên cứu xây dựng Con đường du lịch địa chất vùng Công viên địa chất Lạng Sơn tại huyện Chi Lăng
- Công viên địa chất Lạng Sơn: "Viên ngọc quý" vùng biên cương Đông Bắc (Kỳ I- Bảo tàng sống động)
- Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Ý kiến ()