UNCCD: Sa mạc hóa có hiệu ứng toàn cầu
Phát biểu tại thủ đô Windhoek (Nambia) ngày 26/9, người đứng đầu cơ quan Liên hợp quốc về đấu tranh chống sa mạc hóa cho biết, hiện tượng sa mạc và suy thoái đất ngày càng mở rộng chính là một mối đe dọa toàn cầu đối với tất cả những người dân trên thế giới, đặc biệt là những người nghèo nhất.
Phát biểu tại thủ đô Windhoek (Nambia) ngày 26/9, người đứng đầu cơ quan Liên hợp quốc về đấu tranh chống sa mạc hóa cho biết, hiện tượng sa mạc và suy thoái đất ngày càng mở rộng chính là một mối đe dọa toàn cầu đối với tất cả những người dân trên thế giới, đặc biệt là những người nghèo nhất.
Hiện tượng sa mạc hóa và suy thoái đất ngày càng mở rộng trên trái đất (Ảnh: Hải Lê) |
Tuyên bố trên đã được bà Monique Barbut bày tỏ với các phóng viên bên lề Kỳ họp thứ 11 của Hội nghị các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD).
Bà Barbut đã được Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bổ nhiệm là người đứng đầu của UNCCD, thay thế ông Benin Luc Gnacadja.
UNCCD là một trong 3 công ước của Rio. 2 công ước còn lại tập trung vào đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, sự chú ý đặc biệt hầu như toàn dồn về vấn đề khí hậu, bà Monique Barbut giải thích, đồng thời nhấn mạnh: UNCCD được coi là một Công ước chỉ ảnh hưởng đến các khu vực sa mạc hóa.
Theo bà Monique Barbut, UNCCD có liên kết rất chặt chẽ với các vấn đề an ninh lương thực, tôn trọng con người, di cư, hòa bình và an ninh. Được thành lập vào năm 1994, UNCCD là hiệp ước quốc tế duy nhất ràng buộc pháp lý liên kết môi trường và phát triển với quản lý bền vững đất đai.
Bà Barbut cũng nói thêm rằng, cuộc thảo luận tại hội nghị các bên lần này đã quá chú ý vào những vấn đề khoa học và chiến lược, mà không chú trọng vào các chương trình tốt nhất để giúp giảm thiểu các vấn đề thoái hóa đất và đồng thời, cung cấp các biện pháp tốt nhất cho những người nghèo nhất của trái đất này.
Liên hợp quốc tuyên bố cho biết, diện tích đất bị suy giảm hay suy thoái đã tăng từ mức 15% tổng số đất đai vào năm 1991 lên 24% năm 2008, với tỷ lệ hơn 20% toàn diện tích đất canh tác, 30% diện tích rừng tự nhiên, và 25% các đồng cỏ trải qua nhiều mức độ suy thoái.
Mỗi năm, khoảng 24 tỷ tấn đất màu mỡ bị mất do xói mòn trong các diện tích đất canh tác trên thế giới.
Theo một ước tính năm 2008, 1,5 tỷ người trên thế giới bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sa mạc hóa, suy thoái đất và hạn hán. Phụ nữ và trẻ em nằm trong số những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thế giới đang mất đến 5% tổng sản phẩm nông nghiệp do suy thoái đất, gây thiệt hại kinh tế khoảng 490 tỷ USD mỗi năm.
Liên hợp quốc dự báo đến năm 2030, nhu cầu về lương thực, năng lượng và nước sẽ tăng tương ứng là 50%, 45% và 30%.
Chính vì vậy, tới năm 2050, để thoát khỏi nạn đói và bảo đảm an ninh lương thực, thế giới cần tăng khoảng 60% sản lượng nông nghiệp, trong đó có sự tham gia 100% ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, Liên hợp quốc cảnh báo, những nhu cầu này sẽ không được đáp ứng một cách bền vững và xảy ra khả năng là tỷ lệ nghèo đói và bất ổn lương thực sẽ gia tăng tại nhiều quốc gia, thậm chí dẫn đến nạn đói và khiến nhiều người phải tử vong do thiếu ăn… Tất cả những nguy cơ này sẽ có thể trở thành hiện thực nếu tốc độ suy thoái đất vẫn tiếp tục diễn biến như hiện tại.
Theo CPV
Ý kiến ()