LSO-Sáng 24/6/2010, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Dự cuộc họp, về phía Bộ LĐ-TB&XH có đoàn công tác của Tổng cục Dạy nghề do đồng chí Dương Đức Lân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề làm trưởng đoàn. Về phía tỉnh, có đồng chí Hứa Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo sở, ban, ngành và các hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh.Đồng chí Hứa Hạnh chủ trì cuộc họpTại cuộc họp, đoàn công tác Tổng cục Dạy nghề đã công bố các văn bản quan trọng: Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 664/LĐTBXH-TCDN và các tài liệu hướng dẫn thực hiện Đề án của Bộ LĐ-TB&XH... Sau khi nghe báo cáo về việc triển khai Quyết định số 1956 và công tác triển khai đề án 12 của Tỉnh uỷ Lạng Sơn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2006 – 2010, cũng như kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn và người nghèo năm 2009 trên...
LSO-Sáng 24/6/2010, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Dự cuộc họp, về phía Bộ LĐ-TB&XH có đoàn công tác của Tổng cục Dạy nghề do đồng chí Dương Đức Lân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề làm trưởng đoàn. Về phía tỉnh, có đồng chí Hứa Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo sở, ban, ngành và các hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh.
|
Đồng chí Hứa Hạnh chủ trì cuộc họp |
Tại cuộc họp, đoàn công tác Tổng cục Dạy nghề đã công bố các văn bản quan trọng: Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 664/LĐTBXH-TCDN và các tài liệu hướng dẫn thực hiện Đề án của Bộ LĐ-TB&XH… Sau khi nghe báo cáo về việc triển khai Quyết định số 1956 và công tác triển khai đề án 12 của Tỉnh uỷ Lạng Sơn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2006 – 2010, cũng như kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn và người nghèo năm 2009 trên địa bàn tỉnh, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề: Tầm quan trọng và tính thiết thực của việc triển khai Đề án tại tỉnh, những bất cập trong công tác dạy nghề cho nông dân, thách thức trong vấn đề điều tra và khảo sát thị trường lao động, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới đào tạo nghề hiện nay… Từ đó, rút ra những nội dung cần chú trọng trong quá trình thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Với quan điểm xuyên suốt là đảm bảo quyền lợi cho người lao động nông thôn trước các cơ hội học nghề, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã đưa ra các giải pháp và chính sách hỗ trợ cụ thể đối với hai nhóm đối tượng là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Dương Đức Lân nhấn mạnh: Đề án có tầm quan trọng đặc biệt, đòi hỏi phải được triển khai quyết liệt, hiệu quả với sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và sự vào cuộc có trách nhiệm của các ngành chức năng. Là một trong những tỉnh được ưu tiên đầu tư nguồn kinh phí đào tạo nghề khá lớn, tỉnh cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch, đảm bảo giải ngân đúng tiến độ và thực hiện thành công Đề án.
|
Đồng chí Dương Đức Lân nói về lợi ích của Đề án 1956 |
Kết luận cuộc họp, đồng chí Hứa Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Thời gian tới, tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phấn đấu trong tháng 8 phải hoàn tất việc điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề và phải hoàn thành dự thảo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để trình UBND tỉnh phê duyệt. Thời gian không còn nhiều, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở LĐ-TB&XH, cơ quan, ban, ngành trong tỉnh khẩn trương thực hiện các hoạt động chuyên ngành để đảm bảo tiến độ và chất lượng thực hiện Đề án; cùng đó, Sở LĐ-TB&XH cần phối kết hợp với các cơ quan truyền thông nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho bà con nông dân hiểu về Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo kế hoạch, ngày 30/6/2010, UBND tỉnh sẽ tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến Quyết định 1956 đến các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở.
Trí Dũng
Ý kiến ()