LSO-Sân khấu hóa là hình thức truyền tải các thông điệp tuyên truyền, truyền thông một cách mềm mại, dễ đi vào lòng người bằng các loại hình nghệ thuật như thơ ca, hò vè, kịch nói, tiểu phẩm… Qua hình thức này khiến cho người nghe cảm thấy vấn đề được tuyên truyền không nặng nề, thậm chí còn có những giây phút thư giãn, những tràng cười đầy trí tuệ. Nhân kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2012), Sở VH,TT&DL phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hội thi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục (TTPBGD) pháp luật về gia đình tỉnh Lạng Sơn năm 2012 đã một lần nữa khẳng định hình thức sân khấu hóa trong tuyên truyền nói chung, tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) nói riêng có tác dụng, hiệu quả cao. Phần thi của xã Tô Hiệu (Bình Gia)Tham gia hội thi có 11 đoàn đến từ 11 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Các thành viên của đoàn là những tuyên truyền viên tại cộng đồng dân cư đang tham gia hoạt động mô hình phòng, chống BLGĐ trên địa...
LSO-Sân khấu hóa là hình thức truyền tải các thông điệp tuyên truyền, truyền thông một cách mềm mại, dễ đi vào lòng người bằng các loại hình nghệ thuật như thơ ca, hò vè, kịch nói, tiểu phẩm… Qua hình thức này khiến cho người nghe cảm thấy vấn đề được tuyên truyền không nặng nề, thậm chí còn có những giây phút thư giãn, những tràng cười đầy trí tuệ. Nhân kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2012), Sở VH,TT&DL phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hội thi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục (TTPBGD) pháp luật về gia đình tỉnh Lạng Sơn năm 2012 đã một lần nữa khẳng định hình thức sân khấu hóa trong tuyên truyền nói chung, tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) nói riêng có tác dụng, hiệu quả cao.
Phần thi của xã Tô Hiệu (Bình Gia)
Tham gia hội thi có 11 đoàn đến từ 11 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Các thành viên của đoàn là những tuyên truyền viên tại cộng đồng dân cư đang tham gia hoạt động mô hình phòng, chống BLGĐ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể, gồm các địa phương: xã Sơn Hà (Hữu Lũng), Bằng Mạc (Chi Lăng), Đề Thám (Tràng Định), Tô Hiệu (Bình Gia), Gia Cát (Cao Lộc), Nhất Hòa (Bắc Sơn), Vĩnh Lại (Văn Quan), Hữu Khánh (Lộc Bình), thị trấn nông trường Thái Bình (Đình Lập), thị trấn Na Sầm (Văn Lãng), phường Chi Lăng (thành phố Lạng Sơn). Các đoàn phải tham gia các phần thi như: trắc nghiệm kiến thức pháp luật về gia đình, thi màn chào hỏi và diễn các tiểu phẩm có chủ đề về gia đình.
Ở phần thi trắc nghiệm kiến thức pháp luật về gia đình, kết quả điểm đạt rất tốt, có 3 đoàn đạt điểm giỏi xuất sắc. Đối với phần thi màn chào hỏi, nhìn chung các đội dự thi đã chuẩn bị chu đáo về nội dung, không có đội nào lạc chủ đề của Ban tổ chức đưa ra, đảm bảo thời gian quy định, thông tin đến khán giả những thông điệp ý nghĩa. Đến phần thi tiểu phẩm, các đội đã lần lượt diễn các tiểu phẩm theo thứ tự bốc thăm. Chỉ nghe qua phần giới thiệu khái quát và tên của tiểu phẩm của các đội đã thấy toát lên được mục đích, ý nghĩa, thông điệp mà tiểu phẩm muốn gửi tới mọi người như: “Chuyện nhà ông Thêm”, “Câu chuyện vùng cao”, “Vượt qua sai lầm”, ‘Dạy chồng, dạy con, dạy cả ba”, “Nhận ra thì đã muộn”, “Giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa”, “Chuyện làng tôi”, “Mặn mà thắm thiết”… Ở mỗi tiểu phẩm là mỗi cách đặt vấn đề song các tiểu phẩm đều khai thác các vấn đề, hiện tượng trong thực tế đời sống gia đình ở đâu đó mà đã, đang phải trải qua như: đánh đập, chửi mắng, ngược đãi, ép buộc của người chồng với vợ, với con. Đáng chú ý, có tiểu phẩm của xã Tô Hiệu (Bình Gia) đã bước đầu mạnh dạn khai thác và phản ánh vấn đề về bạo lực tình dục, ngược đãi người già… Nhìn chung các tiểu phẩm tập trung khai thác chủ đề BLGĐ và nguyên nhân dẫn đến BLGĐ. Đặc biệt, 100% các tiểu phẩm do các thành viên của đội tự sáng tác. Trong số 11 tiểu phẩm duy nhất có một tiểu phẩm khai thác 2 chủ đề là Luật phòng, chống BLGĐ và Luật Hôn nhân và Gia đình. Và, thông điệp của mỗi tiểu phẩm càng được chú ý hơn khi có thêm lời các bài hát vang lên như: “ba ngọn nến lung linh…” hay “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai…”. Kết thúc tiểu phẩm là cảnh cộng đồng, chính quyền, đoàn thể cùng vào cuộc để giải quyết để rồi mọi người cùng chung một suy nghĩ, nhận thức và hành động như: Hãy nói không với BLGĐ, hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào chính chúng ta, mỗi gia đình là một mái ấm yêu thương, BLGĐ là vi phạm pháp luật, “BLGĐ không còn là chuyện của gia đình tôi, tôi tự giải quyết”… Tất cả đều thể hiện quyết tâm phòng, chống BLGĐ, xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Có thể nói không quá rằng, phần thi diễn các tiểu phẩm là phần thu hút nhất hội thi. Mỗi tiểu phẩm là một bài học sâu sắc, đầy tính nhân văn. Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải nhất hội thi cho đoàn xã Nhất Hòa (Bắc Sơn), giải nhì cho xã Sơn Hà (Hữu Lũng) và Tô Hiệu (Bình Gia); đồng thời trao 3 giải ba, 5 giải khuyến khích và các giải như diễn xuất, tiểu phẩm hay nhất, màn chào hỏi ấn tượng nhất. Song, quan trọng hơn không phải là giải thưởng cao hay thấp mà chính là ý nghĩa và những thông điệp đã chuyển tải thành công đến mọi người. Đánh giá kết quả, bà Ấu Thị Nga Sơn, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL, Trưởng ban tổ chức hội thi đã chỉ rõ những mặt đạt được cũng như hạn chế, tồn tại cần rút kinh nghiệm. Theo đó, các đoàn dự thi đã nhiệt tình hưởng ứng tham gia, chủ động, tích cực chuẩn bị tốt các điều kiện liên quan và hoàn thành các phần thi xuất sắc theo đúng chương trình, nội dung ban tổ chức đề ra. Tuy nhiên, các đội chưa chú ý khai thác nhiều nguyên nhân BLGĐ khác mà mới chỉ tập trung khai thác nguyên nhân BLGĐ là do rượu chè, cờ bạc, lô đề của người chồng… Song đây cũng là lần đầu tổ chức, tin rằng ở các hội thi sau sẽ thành công hơn nữa.
Việt Thịnh
Ý kiến ()