Tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong công nhân khu vực kinh tế ngoài Nhà nước
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 3.589 công đoàn cơ sở với hơn 1,2 triệu đoàn viên, chỉ có 90 cán bộ công đoàn chuyên trách. Qua khảo sát, chỉ có gần 10% số CNLĐ ở khu vực này hiểu rõ Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội.Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật Công đoàn và các quy định pháp luật liên quan cho người lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, do phần lớn người sử dụng lao động chưa tạo điều kiện cho CNLĐ học tập nâng cao hiểu biết pháp luật. Nhiều doanh nghiệp vẫn vi phạm pháp luật lao động, vi phạm chính sách tiền lương, BHXH, BHYT, trong khi các chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật lao động của Nhà nước chưa thật sự nghiêm. Việc thành lập Công đoàn cơ sở ở nhiều doanh nghiệp khu vực tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tỷ lệ thấp, trong khi lực lượng lao động tăng nhanh, số lượng...
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật Công đoàn và các quy định pháp luật liên quan cho người lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, do phần lớn người sử dụng lao động chưa tạo điều kiện cho CNLĐ học tập nâng cao hiểu biết pháp luật. Nhiều doanh nghiệp vẫn vi phạm pháp luật lao động, vi phạm chính sách tiền lương, BHXH, BHYT, trong khi các chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật lao động của Nhà nước chưa thật sự nghiêm. Việc thành lập Công đoàn cơ sở ở nhiều doanh nghiệp khu vực tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tỷ lệ thấp, trong khi lực lượng lao động tăng nhanh, số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách mỏng. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 3.589 công đoàn cơ sở với hơn 1,2 triệu CNLĐ, chỉ có 90 cán bộ chuyên trách. Đời sống vật chất, tinh thần của CNLĐ gặp nhiều khó khăn, thu nhập chỉ từ 1,3 đến 1,5 triệu đồng/tháng, cường độ lao động căng thẳng, điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần còn nhiều thiếu thốn…
Ngày 24-2-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 31/2009, phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến 2012. Tổng LĐLĐ Việt Nam được giao thực hiện Tiểu Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật Công đoàn và các quy định pháp luật liên quan cho người lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một trong những giải pháp hàng đầu để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp là nâng cao hiểu biết pháp luật cho người lao động. Bởi người lao động hiểu biết quyền và lợi ích của mình sẽ biết tự bảo vệ bản thân và tôn trọng pháp luật. Vì vậy, những năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNLĐ, đặc biệt là CNLĐ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Tăng cường hiệu quả các trung tâm, văn phòng, tổ tư vấn pháp luật. Tính đến nay, hệ thống Công đoàn đã thành lập được 14 trung tâm, 33 văn phòng và 569 tổ tư vấn và chi nhánh tư vấn pháp luật trực thuộc trung tâm, văn phòng, LĐLĐ quận, huyện, khu công nghiệp. Nội dung pháp luật được các cấp Công đoàn tuyên truyền, phổ biến tới CNLĐ tập trung chủ yếu là Bộ luật Lao động, Công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống ma túy… Các hình thức tuyên truyền được sử dụng linh hoạt và phát huy tác dụng tốt như: tuyên truyền miệng, qua hệ thống thông tin đại chúng, qua tư vấn, hòa giải, qua tủ sách pháp luật, tờ gấp, tài liệu bỏ túi, băng đĩa CD, qua hệ thống loa truyền thanh ở doanh nghiệp, qua các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở… Khảo sát, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật của CNLĐ và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho CNLĐ ở cơ sở, cho thấy, chỉ có gần 10% CNLĐ ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước biết rõ về Bộ luật Lao động, Luật BHXH, Bảo hiểm y tế… Để tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho CNLĐ, các cấp công đoàn đã biên soạn và xuất bản hàng trăm nghìn bộ tài liệu, gồm các cuốn sổ tay pháp luật Lao động, pháp luật Công đoàn, pháp luật Bảo hiểm xã hội, pháp luật Bảo hiểm y tế. Đồng thời tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNLĐ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước… Các tin, bài đã chuyển tải đến cơ sở tính cấp thiết phải đổi mới nội dung, phương pháp công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNLĐ phải phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp mới mang lại kết quả như mong muốn; cần tạo được sự chuyển biến thật sự; tập trung mọi nguồn lực cho đào tạo nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho CNLĐ, trên cơ sở đó nâng cao hiểu biết pháp luật cho CNLĐ… Cán bộ tư vấn pháp luật công đoàn vận động chủ sử dụng lao động cho tiếp xúc với CNLĐ ngay tại dây chuyền sản xuất, tập hợp những thắc mắc của công nhân về chế độ chính sách, sau đó lựa chọn thời gian phù hợp, tập hợp công nhân để giải đáp thắc mắc. Những buổi tuyên truyền như vậy đã kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của công nhân, kịp thời giải quyết những vướng mắc nảy sinh, góp phần giải quyết tranh chấp lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Do số lượng CNLĐ đông, lại thường xuyên biến động, nhiều doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn mỏng, người sử dụng lao động chưa thiện chí hợp tác, nên công tác tuyên truyền chưa đến được đông đảo CNLĐ. Trong tình hình CNLĐ tại các doanh nghiệp có nhiều biến động, lực lượng CNLĐ mới, CNLĐ thời vụ trong các doanh nghiệp gia tăng, đời sống của CNLĐ còn nhiều khó khăn do lạm phát và giá cả leo thang, trong khi kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho CNLĐ còn hạn hẹp, khó có thể hoàn thành chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao theo Đề án 31. Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật, từ trung ương tới địa phương. Củng cố hệ thống tổ chức tư vấn pháp luật từ trung tâm, văn phòng, tổ tư vấn. Xây dựng và củng cố đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật, định kỳ tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ này. Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần có trọng tâm, tránh dàn trải. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại cơ sở cho CNLĐ, nhất là CNLĐ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu lưu trú, nhà trọ CNLĐ…
Theo Nhandan
Ý kiến ()