Tuyên Quang tạo bứt phá về chỉ số năng lực cạnh tranh
Dây chuyền chế biến gỗ xuất khẩu tại Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang).
Theo đó, Tuyên Quang chú trọng cải cách thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực thuế, các thủ tục liên quan đến thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; công khai minh bạch thông tin tới nhà đầu tư như quy hoạch đất đai, các cơ chế, chính sách hỗ trợ của địa phương, các cơ hội, dự án đầu tư cụ thể… Ðồng thời, tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành công việc tại cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố; thực hiện giám sát chặt chẽ việc giải quyết thủ tục hành chính qua bộ phận một cửa liên thông; theo dõi, đánh giá tiến độ và thời gian giải quyết thủ tục hành chính của từng sở, ngành. Hiện nay, toàn bộ cơ quan, đơn vị trên địa bàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Tất cả các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Với cách làm đúng, hướng đi phù hợp, Tuyên Quang đã trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.518 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với số vốn đăng ký hơn 14.825 tỷ đồng. Từ năm 2014 đến nay, Tuyên Quang chấp thuận chủ trương đầu tư 263 dự án với tổng số vốn khoảng 37.000 tỷ đồng; trong đó có tám dự án của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký hơn 184 triệu USD.
★ Năm 2019, ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn phấn đấu đón hơn 2,9 triệu lượt khách, trong đó có 435 nghìn lượt khách quốc tế, đạt doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng. Ðể đạt mục tiêu, tỉnh thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như hỗ trợ phát triển thị trường, đa dạng các loại hình du lịch gồm du lịch cảnh quan, sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa tâm linh… Bên cạnh đó, tỉnh khuyến khích người dân, cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch; xây dựng hình ảnh du lịch Lạng Sơn văn minh, thân thiện.
Cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ tại các điểm đến thu hút khách như quần thể thiên nhiên Nhất – Nhị – Tam Thanh, du lịch sinh thái Mẫu Sơn… ngành du lịch Lạng Sơn đang tập trung khai thác, phát triển loại hình du lịch mới: Dự án trang trại và phát triển chăn nuôi gia súc kết hợp du lịch sinh thái, điểm du lịch ga quốc tế Ðồng Ðăng… Tỉnh còn quan tâm tăng cường hợp tác phát triển các loại hình du lịch biên giới Việt Nam – Trung Quốc; tổng kết thí điểm hoạt động tổ chức đưa đón các đoàn xe du lịch tự lái Trung Quốc vào du lịch trong địa phận Khu kinh tế cửa khẩu Ðồng Ðăng – Lạng Sơn, qua cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc). Bên cạnh đó, ngành du lịch Lạng Sơn phối hợp Sở Văn hóa và Du lịch Quảng Tây (Trung Quốc), tổ chức các lớp bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người dẫn đoàn, hướng dẫn viên du lịch.
Thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, trong đó tập trung vào công tác chuẩn bị Chương trình du lịch qua những miền di sản Việt Bắc năm 2019, lễ hội hoa hồi Văn Quan, lễ hội na Chi Lăng, quýt Bắc Sơn… Trong ba tháng đầu năm, tỉnh đón hơn một triệu lượt khách, tăng 10,4% so với cùng kỳ, trong đó khách du lịch quốc tế đạt hơn 122.600 lượt người.
Theo Nhandan
Ý kiến ()