Tuyên Quang phát triển tài nguyên rừng
Lực lượng kiểm lâm Tuyên Quang tuần tra bảo vệ rừng. Trong những năm qua tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều biện pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, đưa độ che phủ lên 64,2% vào năm 2011. Tuy nhiên, tình trạng xâm hại rừng vẫn xảy ra.Tỉnh Tuyên Quang có 445 nghìn 188,4 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng là 397.254,4 ha. Riêng rừng đặc dụng có 48.899 ha với nhiều khu rừng nguyên sinh được khoanh thành khu bảo tồn thiên nhiên. Trong đó có nhiều loài gỗ quý và động vật rừng quý hiếm được ghi trong sách đỏ như voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, khỉ, gấu,... Ngay từ năm 2006, tỉnh đã hoàn thành việc quy hoạch phân ba loại rừng để phục vụ công tác bảo tồn rừng nguyên sinh và khoanh vùng đất rừng sản xuất phục vụ phát triển kinh tế. Tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển rừng như hỗ trợ vay vốn, giống để trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Mấy năm gần đây, tỉnh đã đặt ra kế hoạch trồng 15.000 ha rừng tập trung và...
Lực lượng kiểm lâm Tuyên Quang tuần tra bảo vệ rừng. |
Tỉnh Tuyên Quang có 445 nghìn 188,4 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng là 397.254,4 ha. Riêng rừng đặc dụng có 48.899 ha với nhiều khu rừng nguyên sinh được khoanh thành khu bảo tồn thiên nhiên. Trong đó có nhiều loài gỗ quý và động vật rừng quý hiếm được ghi trong sách đỏ như voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, khỉ, gấu,… Ngay từ năm 2006, tỉnh đã hoàn thành việc quy hoạch phân ba loại rừng để phục vụ công tác bảo tồn rừng nguyên sinh và khoanh vùng đất rừng sản xuất phục vụ phát triển kinh tế. Tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển rừng như hỗ trợ vay vốn, giống để trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Mấy năm gần đây, tỉnh đã đặt ra kế hoạch trồng 15.000 ha rừng tập trung và đều đạt và vượt, đưa độ che phủ rừng lên 64,2% năm 2011. Mặt khác việc tuyên truyền vận động nhân dân và tổ chức các lực lượng bảo vệ rừng cũng được triển khai và đã mang lại nhiều kết quả.
Tuy nhiên, lợi dụng địa hình hiểm trở, vùng giáp ranh giữa các huyện và với tỉnh khác, cho nên lâm tặc tụ thành những tốp nhỏ, sử dụng xe mô-tô và cưa xăng, sau khi đốn hạ cây lập tức chia lẻ lợi dụng những thời điểm mưa bão, chập choạng tối, sử dụng các lối mòn để vận chuyển gỗ. Theo điều tra của phóng viên, khi vận chuyển ra khỏi khu vực rừng thì mỗi đoạn gỗ nghiến tròn dạng thớt có giá từ 200 đến 300 nghìn đồng. Nếu chỉ tính bình quân mỗi chiếc xe mô-tô chở từ năm đến bảy đoạn gỗ thớt thì mỗi chuyến vận chuyển trót lọt cũng thu được từ 6 đến 8 trăm nghìn đồng sau khi trừ chi phí. Chính vì lợi nhuận cao cho nên nhiều người liều mạng để vi phạm. Điều đáng chú ý, khi bị phát hiện các đối tượng đã manh động có những hành vi chống người thi hành công vụ một cách quyết liệt. Điển hình như ngày 17-1 vừa qua, tại địa bàn rừng đặc dụng Tân Trào, khi cán bộ kiểm lâm phát hiện đối tượng vận chuyển gỗ trái phép bằng phương tiện vận tải nhỏ, tổ công tác đang lập biên bản vi phạm thì các đối tượng đã huy động hơn 20 người chống trả quyết liệt để tẩu tán tang vật, hiện sáu đối tượng cầm đầu vụ việc này đã bị bắt và đang chờ xét xử. Ngày 17-5-2012, trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Thái Long, TP Tuyên Quang, khi kiểm lâm phát hiện và dừng xe ô-tô (chở 11 m3 gỗ trái phép), các đối tượng đã hành hung dã man cán bộ kiểm lâm chỉ đến khi lực lượng chức năng bắn bốn phát súng cảnh cáo mới bắt giữ được người và phương tiện. Tại bản Bung, xã Thanh Tương (Na Hang) thuộc khu rừng đặc dụng Tát Kẻ – Bản Bung, khi cơ quan điều tra đang hoàn tất hồ sơ vụ khai thác trái phép cây nghiến 6,423 m3 do Đặng Văn Nhất và Phan Văn Anh thực hiện thì cũng tại đây một nhóm năm đối tượng do Đinh Văn Quyến cầm đầu lại tiếp tục chặt hạ một cây nghiến khác có khối lượng 18,1 m3, hiện vụ án này đang được điều tra để xử lý. Một trong những nguyên nhân để xảy ra tình trạng xâm hại rừng là do diện tích rừng của tỉnh lớn, rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, phòng hộ chưa được giao để rừng có chủ. Đến nay, mới chỉ có 12,23% rừng có chủ. Việc quản lý, bảo vệ các khu rừng này do ba hạt kiểm lâm rừng đặc dụng đảm nhiệm, do vậy việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của chủ rừng chưa được đầy đủ cũng là một nguyên nhân khiến rừng bị xâm hại.
UBND một số huyện, nhất là cấp xã chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, nhiều nơi còn phó mặc cho lực lượng kiểm lâm mà thiếu sự phối hợp, không kiên quyết cho nên những đầu nậu buôn bán và những đối tượng chuyên phá rừng không được kịp thời phát hiện, cá biệt còn có hiện tượng nể nang, bao che, thông đồng dẫn đến hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng thấp. Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm của tỉnh mỏng.
ĐỂ chấn chỉnh tình trạng xâm hại rừng và các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới, UBND tỉnh Tuyên Quang đã kiên quyết chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương, công an, quản lý thị trường và các ngành chức năng thực hiện quyết liệt các biện pháp và đã ngăn chặn được tình trạng khai thác rừng trái phép đặc biệt là ở các huyện Na Hang, Chiêm Hóa và các địa bàn có nhiều lâm sản quý có nguy cơ xâm hại cao. Rà soát, bố trí hợp lý các chốt bảo vệ rừng; tăng cường quản lý, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những trường hợp thiếu phẩm chất, trách nhiệm và có vi phạm. Đẩy nhanh việc giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp có cơ chế khoán bảo vệ rừng một cách hợp lý nhằm huy động mọi nguồn lực, xã hội hóa công tác bảo vệ rừng. Tiến hành rà soát, điều chỉnh hợp lý quy hoạch ba loại rừng, đưa khỏi đất lâm nghiệp những diện tích trồng mía, chè, chuối, đất canh tác nương rẫy tại những nơi thiếu đất sản xuất nông nghiệp để giao đất cho nhân dân sử dụng có hiệu quả, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo cho nhân dân.
Theo Nhandan
Ý kiến ()