LSO-“Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập - tấm “Giấy khai sinh” cho một nhà nước Việt Nam theo thể chế Dân chủ cộng hòa bằng trích câu trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 là như vậy. Sự trích dẫn đó không những nhằm mục đích hướng dân tộc Việt Nam đến những giá trị nhân văn của nhân loại là quyền độc lập, quyền tự do và quyền bình đẳng; mà còn nhằm đạt mục đích dùng “gậy ông đập lưng ông”.Tuy nhiên, chỉ trích thôi chưa đủ, sau khi khẳng định “Đó là những lẽ...
LSO-“Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập – tấm “Giấy khai sinh” cho một nhà nước Việt Nam theo thể chế Dân chủ cộng hòa bằng trích câu trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 là như vậy. Sự trích dẫn đó không những nhằm mục đích hướng dân tộc Việt Nam đến những giá trị nhân văn của nhân loại là quyền độc lập, quyền tự do và quyền bình đẳng; mà còn nhằm đạt mục đích dùng “gậy ông đập lưng ông”.
Tuy nhiên, chỉ trích thôi chưa đủ, sau khi khẳng định “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”, Người còn cắt nghĩa, giải thích và “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Chính sự “suy rộng ra” này đã làm nên giá trị lớn nhất của bản Tuyên ngôn độc lập: đặt nền tảng pháp lý vững chắc cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là sự vận dụng độc đáo, vì Tuyên ngôn của nước Mỹ và của Cách mạng Pháp chỉ nói đến con người- tức là nói đến một cá nhân. Cao hơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng tầm từ quyền cơ bản của con người lên quyền cơ bản của cả một dân tộc. Đây là lối suy rộng theo tính chất phổ quát; nó không những khẳng định sự độc lập của dân tộc Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại, là đảm bảo quyền cơ bản của con người, của dân tộc; mà còn có tác dụng kêu gọi đồng bào đứng lên “mang hết sức người, sức của để giữ vững nền độc lập ấy”.
Sau khi khẳng định giá trị của 2 bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và Cách mạng Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng chính những “lẽ phải không ai chối cãi được” ấy để tố cáo tội ác của thực dân Pháp tại Việt Nam “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. Và khẳng định “Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.
Sau khi thống kê những tội ác mang tính chất điển hình về chính trị, kinh tế và sự quỳ gối “dâng” nước ta cho Nhật, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định những sự thật: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa…Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”.
Sự khéo léo của Bác trong cách dùng từ, dùng câu, có tác dụng phân hóa kẻ thù và khích dậy tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để bảo vệ thành quả của cách mạng. Vì vậy, có thể nói, Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện phương pháp lập luận thiên tài, sự sắc sảo trong ngòi bút của một tư tưởng vĩ đại Hồ Chí Minh.
Minh Hồng
Ý kiến ()