Tuyên bố chung Hà Nội của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất Ngày 12 tháng 10 năm 2010
Chúng tôi, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN), Ô-xtrây-li-a, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Nhật Bản, Đại Hàn Dân quốc, Niu Di-lân, Liên bang Nga, và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất (sau đây gọi tắt là "ADMM ") tại Hà Nội, Việt Nam ngày 12-10-2010.Hoan nghênh quyết định của Hội nghị ADMM-4 được tổ chức ngày 11-5-2010 giao cho Việt Nam tổ chức Hội nghị ADMM lần thứ nhất vào năm 2010, một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của ASEAN, với thành phần gồm 10 nước thành viên ASEAN và 8 nước Đối tác Đối thoại là Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Cộng hòa Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Liên bang Nga và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (sau đây gọi tắt là các nước 'Cộng'); Ghi nhận những đóng góp tích cực của 8 nước 'Cộng' vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực Đông - Nam Á cũng như nguyện vọng thúc đẩy hợp tác với ASEAN của các bên Đối tác...
Hoan nghênh quyết định của Hội nghị ADMM-4 được tổ chức ngày 11-5-2010 giao cho Việt Nam tổ chức Hội nghị ADMM lần thứ nhất vào năm 2010, một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của ASEAN, với thành phần gồm 10 nước thành viên ASEAN và 8 nước Đối tác Đối thoại là Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Cộng hòa Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Liên bang Nga và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (sau đây gọi tắt là các nước 'Cộng'); Ghi nhận những đóng góp tích cực của 8 nước 'Cộng' vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực Đông – Nam Á cũng như nguyện vọng thúc đẩy hợp tác với ASEAN của các bên Đối tác Đối thoại thông qua ADMM ;
Nhận rõ các thách thức an ninh hiện nay ở khu vực cũng như trên phạm vi toàn thế giới ngày càng phức tạp và mang tính xuyên quốc gia, đòi hỏi sự hợp tác giữa các nước trong khu vực;
Thừa nhận tầm quan trọng của việc thiết lập ADMM là một bộ phận chủ chốt của một cấu trúc an ninh khu vực mạnh, hiệu quả, mở và dung nạp, từ đó cho phép ADMM hợp tác với 8 nước 'Cộng' để đối phó với các thách thức an ninh chung;
Tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong tiến trình ADMM và rằng ADMM là một phần không thể tách rời của ADMM, sẽ đóng góp tích cực vào nỗ lực của ASEAN để thực hiện Cộng đồng Chính trị – An ninh vào năm 2015;
Tái khẳng định cam kết của chúng ta như đã nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông – Nam Á trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt và cùng có lợi, và tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về tôn trọng chủ quyền, bình đẳng, không can thiệp, đồng thuận và thống nhất trong đa dạng;
Ghi nhận rằng ADMM là cơ chế hợp tác và tham vấn về quốc phòng và an ninh cao nhất cấp bộ trưởng về các vấn đề an ninh khu vực giữa các nước thành viên ASEAN và 8 nước 'Cộng'
Nhắc lại các nguyên tắc và thể thức được quy định trong các tài liệu được các Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN thông qua, gồm Tài liệu Khái niệm ADMM (2007); Tài liệu ADMM : Nguyên tắc kết nạp thành viên (2009); Tài liệu ADMM : Cơ cấu và Thành phần (2010); và Tài liệu ADMM : Thể thức và Thủ tục (2010).
Sau đây cam kết:
1. Khẳng định cam kết của chúng ta về thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;
2. Thúc đẩy ADMM thành một diễn đàn hữu ích và có hiệu quả hợp tác về các vấn đề quốc phòng và an ninh nhằm đóng góp hữu ích cho hòa bình và an ninh của khu vực;
3. Tăng cường hữu nghị, tin tưởng lẫn nhau thông qua đối thoại và trao đổi nhiều hơn giữa các cơ sở quốc phòng ADMM ;
4. Thúc đẩy hợp tác quốc phòng và an ninh khu vực thông qua thực hiện hợp tác cụ thể và thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề quốc phòng an ninh cùng quan tâm, trong đó hướng tới xây dựng năng lực, phát triển chuyên môn, và tăng cường phối hợp trong các lĩnh vực mà có thể đóng góp cho hòa bình và an ninh khu vực;
5. Hoan nghênh các sáng kiến về hợp tác thiết thực như được nêu trong Tài liệu Thảo luận 'Tiềm năng, triển vọng và định hướng hợp tác thiết thực trong khuôn khổ ADMM '
6. Thiết lập Hội nghị Quan chức Quốc phòng Cấp cao ASEAN Mở rộng (ADSOM ) để thực hiện các thỏa thuận và quyết định của ADMM ;
7. Giao ADSOM thiết lập các Nhóm Công tác Chuyên gia về những vấn đề an ninh cùng quan tâm; và
8. Hoan nghênh việc tổ chức Hội nghị ADMM lần thứ hai tại Bru-nây vào năm 2013.
Ký tại Hà Nội, Việt Nam ngày 12 tháng 10 năm 2010 bằng một bản gốc tiếng Anh duy nhất.
Đại diện Bru-nây Đa-ru-xa-lam
Đa-tô Pa-đu-ka Ha-ji Mu-xơ-ta-pha bin Ha-ji Xi-rát
Thứ trưởng Quốc phòng
Đại diện Vương quốc Cam-pu-chia
Đại tướng Tia-Banh
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Cộng hòa In-đô-nê-xi-a
Pu-nô-mô Y-gian-tô-rô
Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thượng tướng Đu-ăng-chay Phi-chít
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Ma-lai-xi-a
Đa-tô Sri A-mát Ra-hít Ha-mi-đi
Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Liên bang Mi-an-ma
U Khin Ma-ung Xuê
Đại diện Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Cộng hòa Phi-li-pin
Vôn-te Ga-min
Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Cộng hòa Xin-ga-po
Tiêu Chí Hiền
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Vương quốc Thái-lan
Đại tướng Pra-vít Vông-xụ-văn
Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Đại tướng Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Ô-xtrây-li-a
Xtip-phần Xmít
Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Thượng tướng Lương Quang Liệt
Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Cộng hòa Ấn Độ
Sri An-tô-ni
Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Nhật Bản
Giun A-du-mi
Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Quốc phòng
Đại diện Đại Hàn Dân quốc
Kim Tê Ung
Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Niu Di-lân
Uây-nơ Máp
Bộ trưởng Quốc phòng
Đại diện Liên bang Nga
Đại tướng Ni-cô-lai Ma-ka-rốp
Thứ trưởng Quốc phòng thứ nhất kiêm Tổng Tham mưu trưởng
Đại diện Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Rô-bớt Mai-cơn Ghết
Bộ trưởng Quốc phòng
Theo Nhandan
Ý kiến ()