"Tường lửa" và "bão nợ"
Các nước Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) vừa thỏa thuận thiết lập một "bức tường lửa" tài chính trị giá 800 tỷ ơ-rô để "chữa cháy" trong trường hợp khẩn cấp, nhằm đối phó "cơn bão" nợ công dai dẳng ở khu vực này.Sau khi Hy Lạp, "tâm bão" nợ công, được cứu khỏi nguy cơ vỡ nợ cách đây không lâu và "tường lửa" tài chính được tăng cường, có vẻ như cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone đang dịu đi. Tuy nhiên, trên thực tế thì châu Âu mới chỉ tìm được "thuốc giảm đau" chứ vẫn chưa có "thuốc đặc trị" cho "căn bệnh nợ công" trầm kha này. Bởi, các nền kinh tế Eurozone như: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp... vẫn đang có nguy cơ cao đi vào "vết xe đổ" của Hy Lạp, khi tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, trong lòng châu Âu vẫn là một khối mâu thuẫn lợi ích phức tạp giữa người dân và chính phủ; giữa những nền kinh tế đầu tàu khu vực như Đức với các "mắt xích" yếu như Hy Lạp, I-ta-li-a,...
Sau khi Hy Lạp, “tâm bão” nợ công, được cứu khỏi nguy cơ vỡ nợ cách đây không lâu và “tường lửa” tài chính được tăng cường, có vẻ như cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone đang dịu đi. Tuy nhiên, trên thực tế thì châu Âu mới chỉ tìm được “thuốc giảm đau” chứ vẫn chưa có “thuốc đặc trị” cho “căn bệnh nợ công” trầm kha này. Bởi, các nền kinh tế Eurozone như: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp… vẫn đang có nguy cơ cao đi vào “vết xe đổ” của Hy Lạp, khi tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, trong lòng châu Âu vẫn là một khối mâu thuẫn lợi ích phức tạp giữa người dân và chính phủ; giữa những nền kinh tế đầu tàu khu vực như Đức với các “mắt xích” yếu như Hy Lạp, I-ta-li-a, Tây Ban Nha… và giữa “bộ ba chủ nợ” Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ủy ban châu Âu (EC). Ngay tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và các quan chức EC cuối tuần qua, các bên vẫn bất đồng sâu sắc về quy mô của các quỹ cứu trợ tài chính cho Eurozone trước khi tìm được tiếng nói chung.
Một khi “bão nợ công” vẫn có nguy cơ mạnh lên và những bất đồng trong lòng châu Âu chưa được giải quyết, thì “tường lửa” tài chính chỉ được coi là “liệu pháp tâm lý” mà thôi, bởi nó khó có thể ngăn chặn được cơn khủng hoảng dai dẳng của nền kinh tế Eurozone.
Theo Nhandan
Ý kiến ()