LSO-Tác phong, lề lối làm việc trong các cơ quan, đoàn thể, lực lượng vũ trang có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước thực sự vì dân, phục vụ nhân dân. Hơn nữa, đó cũng là yếu tố có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Vì vậy, ngày 17/10/2007, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 21 – CT/TU (chỉ thị 21) về đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng công tác trong các cơ quan, đoàn thể, lực lượng vũ trang các cấp trong tỉnh. Đến nay, sau 3 năm thực hiện, chỉ thị 21 đã từng bước đi vào cuộc sống, tạo được những chuyển biến đáng ghi nhận.Sau khi chỉ thị 21 được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong đảng bộ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chỉ thị, đồng thời chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện. Trong quá trình...
LSO-Tác phong, lề lối làm việc trong các cơ quan, đoàn thể, lực lượng vũ trang có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước thực sự vì dân, phục vụ nhân dân. Hơn nữa, đó cũng là yếu tố có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Vì vậy, ngày 17/10/2007, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 21 – CT/TU (chỉ thị 21) về đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng công tác trong các cơ quan, đoàn thể, lực lượng vũ trang các cấp trong tỉnh. Đến nay, sau 3 năm thực hiện, chỉ thị 21 đã từng bước đi vào cuộc sống, tạo được những chuyển biến đáng ghi nhận.
Sau khi chỉ thị 21 được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong đảng bộ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chỉ thị, đồng thời chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện. Trong quá trình đó, cấp ủy đảng các cấp đã gắn việc thực hiện chỉ thị với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thực hiện chủ trương của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị…
|
Người dân làm thủ tục tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn |
Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy trực thuộc đã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chỉ thị cụ thể, phù hợp với điều kiện địa bàn, đơn vị, đồng thời tăng cường công tác xây dựng đảng trên cả ba mặt : chính trị, tư tưởng và tổ chức. Việc phân cấp quản lý, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền trong công tác cán bộ đã từng bước khắc phục những biểu hiện cục bộ, thiếu dân chủ, tùy tiện trong thi hành công vụ. Từng cơ quan, đơn vị đã xây dựng và thực hiện quy chế văn hóa. Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong công tác thu, chi tài chính, quản lý tài sản công, các cơ quan đều thông qua tập thể, thực hiện công khai dân chủ, đảm bảo đúng quy trình, quy định.
Đáng chú ý là việc thực hiện Chỉ thị 21 được gắn với việc đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2010. Các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã xây dựng được quy chế làm việc, phân công, phân nhiệm rõ ràng. Từng đồng chí cấp ủy viên, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân công theo dõi địa bàn, lĩnh vực công tác, tiến hành kiểm tra, giám sát, phát hiện, kịp thời điều chỉnh, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản không còn phù hợp. Toàn tỉnh đã rà soát 1.272 thủ tục, kiến nghị đơn giản hóa 751 thủ tục hành chính. Cơ chế “một cửa” ở các cơ quan, công sở hoạt động ngày càng hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp. Nhờ đó, đã góp phần chuyển biến tích cực về tác phong, lề lối làm việc, đảm bảo minh bạch, tiết kiệm thời gian, chống tiêu cực trong thi hành công vụ.
Theo đánh giá của ngành chức năng, nhìn chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong tỉnh nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng công tác. Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức quan liêu, hách dịch, ứng xử thiếu văn hóa, phát ngôn tùy tiện dần được khắc phục. Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện việc không uống rượu, bia trong giờ hành chính, buổi trưa… Ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở được nâng lên, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tuy vậy, trong thực tế, vẫn còn tình trạng lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý trong việc chấp hành quy chế làm việc, quy chế dân chủ, kỷ luật lao động. Do đó, đã để xảy ra việc cán bộ, đảng viên coi thường kỷ cương, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, có biểu hiện thiếu văn hóa, lạm dụng rượu bia… làm giảm sút lòng tin trong nhân dân. Thực trạng này đòi hỏi lãnh đạo các cấp, ngành chức năng cần phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát trong cơ quan, đơn vị, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện nghiêm túc chỉ thị 21 trong thời gian tới.
Hoàng Thái
Ý kiến ()