Tuần tới, phi thuyền Nga đe dọa mặt đất
Nga chính thức thừa nhận phi thuyền xấu sổ Phobos-Grunt sẽ rơi trở lại mặt đất vào tuần tới.
Khoảng 20-30 mảnh vỡ của con tàu, với tổng trọng lượng khoảng 200kg sẽ tiếp đất trong ngày 14/1, The Guardian cho biết.
Con tàu nặng 13,5 tấn Phobos-Grunt bị mắc kẹt trong quỹ đạo Trái đất từ tháng 11 sau khi cả hai động cơ đều không thể khai hỏa để đẩy tàu thoát khỏi trọng lực Trái đất.
Cuộc điều tra từ phía Nga cho thấy, một lỗi máy tính chính là thủ phạm khiến cho con tàu phải bỏ dở sứ mệnh thám hiểu vệ tinh sao Hỏa của mình.
Không chỉ là tàu thám hiểm hành tinh lớn nhất mà phía Nga từng chế tạo, Phobos-Grunt còn lần đầu tiên mang sứ mệnh lấy mẫu đá mặt trăng của một hành tinh khác (sao Hỏa) quay về Trái đất. Nó còn chuyên chở một can vi khuẩn để các nhà khoa học kiểm nghiệm khả năng sống sót của sinh vật bên trong không gian.
Sau hơn hai tháng lang thang vô định trong khí quyển Trái đất, Phobos-Grunt được dự đoán sẽ kết thúc hành trình của mình sau một tuần nữa. Như thường lệ, các chuyên gia không gian khắp thế giới sẽ theo dõi quỹ đạo rơi của tàu từng giờ. Mặc dù vậy, Roscosmos, cơ quan vũ trụ của Nga thừa nhận họ không thể đoán trước địa điểm rơi của các mảnh vỡ.
Trong đa số các trường hợp, những mảnh vỡ không gian vẫn rơi xuống đại dương hoặc các khu vực hẻo lánh, ít người sinh sống. Một số lớn cũng sẽ bốc cháy ngay khi rơi trở lại khí quyển vì ma sát với không khí.
Tuy vậy, cả Nga, Đức và Mỹ đều lo ngại về việc 12 tấn nhiên liệu độc trên tàu Phobos-Grunt có thể gây ô nhiễm nặng địa điểm mà chúng rơi xuống.
Trên Guardian, ông Heiner Kli
Ý kiến ()