LSO-Xã Tú Xuyên, huyện Văn Quan gồm có 8 thôn, bản, trên 500 hộ dân các dân tộc Tày, Nùng cùng sinh sống. Trong những năm qua, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, chính quyền xã trong thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.Trạm Vật tư nông nghiệp Văn Quan luôn đảm bảo đủ phân bón cung ứng cho nông dân - Ảnh: Khánh LyTrên cơ sở những điều kiện thuận lợi về đất đai, rừng trồng và thế mạnh chăn nuôi, hàng năm, xã Tú Xuyên đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân bám sát tình hình địa phương và tập trung khai thác những lợi thế để đầu tư phát triển kinh tế. Các tổ chức hội tăng cường công tác tuyên truyền, ứng dụng khoa học kĩ thuật, vận động bà con nông dân trong việc đưa giống mới vào sản xuất, gắn việc tuyên truyền với định hướng nuôi trồng, đồng thời tạo điều kiện cho các hội viên mạnh dạn...
LSO-Xã Tú Xuyên, huyện Văn Quan gồm có 8 thôn, bản, trên 500 hộ dân các dân tộc Tày, Nùng cùng sinh sống. Trong những năm qua, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, chính quyền xã trong thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
|
Trạm Vật tư nông nghiệp Văn Quan luôn đảm bảo đủ phân bón cung ứng cho nông dân – Ảnh: Khánh Ly |
Trên cơ sở những điều kiện thuận lợi về đất đai, rừng trồng và thế mạnh chăn nuôi, hàng năm, xã Tú Xuyên đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân bám sát tình hình địa phương và tập trung khai thác những lợi thế để đầu tư phát triển kinh tế. Các tổ chức hội tăng cường công tác tuyên truyền, ứng dụng khoa học kĩ thuật, vận động bà con nông dân trong việc đưa giống mới vào sản xuất, gắn việc tuyên truyền với định hướng nuôi trồng, đồng thời tạo điều kiện cho các hội viên mạnh dạn vay vốn và mạnh dạn đầu tư. Triển khai, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế năm 2010, từ đầu năm đến nay, xã đã tổ chức ra quân thực hiện các phong trào làm thủy lợi, trồng cây nhân dân, chăm sóc cây trồng, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi… Các phong trào được nhân dân các thôn hưởng ứng mạnh mẽ, đạt kết quả cao so với mục tiêu, kế hoạch đề ra. Tính đến thời điểm này, ngoài trồng các loại cây được huyện cung ứng giống, nhân dân tự mua và trồng được trên 270 nghìn cây thông, keo, hồi, cây kí ninh và 4 nghìn cây ăn quả các loại khác, đạt 249,1% kế hoạch huyện giao; làm thủy lợi đạt 56,5% kế hoạch năm, phối hợp tổ chức lớp dạy nghề sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp cho nhân dân… Trong công tác vay vốn phát triển sản xuất, thông qua các tổ chức hội, toàn xã đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ trên 5.489 triệu đồng. Các hộ được vay vốn đã đầu tư đúng mục đích, mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn. Trong đó, các hộ dân sử dụng nguồn vốn đầu tư chủ yếu vào phát triển đàn vật nuôi của gia đình. Đối với đàn gia súc, các hộ dân đã tận dụng những kinh nghiệm, kĩ thuật chăm sóc, trồng cỏ voi trong thực hiện dự án 120 để tiếp tục phát triển đàn bò. Hiện nay, đàn bò có trên 400 con/tổng đàn gia súc 1.510 con. Chăn nuôi lợn, gia cầm luôn được chú trọng, đàn lợn trên 1 nghìn con, gia cầm trên 11.600 con. Riêng chăn nuôi lợn, trong 2 năm nay, các hộ dân có xu hướng đầu tư nuôi lợn nái, vừa có giống để chăn nuôi an toàn, vừa có lợn con bán, tăng thêm thu nhập. Từ chăn nuôi, các hộ dân luôn có một nguồn thu ổn định. Với vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế như vậy, nên công tác phòng chống dịch bệnh thường xuyên được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm, các hộ chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại… Bên cạnh đẩy mạnh chăn nuôi và trồng rừng, xã không ngừng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ. Kết quả, nhân dân các thôn đều tận dụng hết nguồn đất sản xuất, gieo cấy lúa, ngô 2 vụ, hoa màu và các cây trồng khác đều đạt năng suất và sản lượng theo kế hoạch.
Luôn bám sát các chỉ tiêu, kế hoạch, tập trung khai thác các tiềm năng, những điều kiện thuận lợi, kết hợp chăn nuôi, gieo trồng và trồng rừng, xã Tú Xuyên đã giữ vững sự phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Phát huy những kết quả đó, xã tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, gắn các chỉ tiêu phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện từng địa bàn thôn, bản, phấn đấu không ngừng giảm nghèo trong những năm tới.
Lăng Bích
Ý kiến ()