Chủ nhật, 29/12/2024 13:47 [(GMT +7)]
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao
Thứ 2, 29/03/2010 | 09:07:00 [(GMT +7)] A A
LSO-Ngày 2-9-1945, tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, đọc bản tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Sau sự kiện trọng đại ấy chưa đầy 4 tháng, ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14-SL thành lập Nha Thể dục Trung ương (thuộc Bộ Thanh niên lúc đó) – bộ máy đầu tiên của ngành Thể dục – Thể thao cách mạng nước ta.
Nha Thể dục Trung ương ra đời chưa đầy 2 tháng, ngày 27-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí minh ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào cũng tập”.
Với quan điểm thể dục thể thao vì dân cường nước thịnh, lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân tập thể dục mang ý tưởng mới mẻ, cao đẹp, định hướng cho sự hình thành và phát triển nền thể dục – thể thao mới- nền thể dục – thể thao cách mạng của nước ta sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
Bác Hồ luyện tập thể thao – Ảnh Tư Liệu |
Với quan điểm thể dục thể tao vì dân cường nước thịnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho ngành thể dục –thể thao những tư tưởng, tình cảm và sự chăm lo to lớn từ tổ chức bộ máy đến các công việc, các phong trào thể dục thể thao, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ thể dục thể thao. Người ân cần căn dặn: “Cán bộ thể dục thể thao thì phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác. Vì đó cũng là một công tác trong những công tác cách mạng khác”. Tháng 3-1960, tại hội nghị cán bộ thể dục thể thao, Người đã xác định và nhấn mạnh thể dục thể thao là một công tác cách mạng. Đó là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí minh về thể dục thể thao. Tư tưởng lớn đó mang tính chỉ đạo chiến lược: Là một công tác cách mạng, thể dục thể thao có vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không chỉ riêng ngành thể dục- thể thao quan tâm đến sự phát triển thể dục thể thao nước nhà mà đó là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, của toàn dân, toàn xã hội.
Phát triển nền thể dục thể thao nước nhà theo tư tưởng Hồ Chí Minh, 64 năm qua, nền thể dục- thể thao nước ta đã đạt được nhiều thành tích to lớn. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển sâu rộng ở các địa bàn và đối tượng dân cư đã góp phần nâng cao thể lực, phòng chữa bệnh tật, tạo dựng lối sống mới lành mạnh cho nhân dân và góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hưởng ứng lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân tập thể dục, 64 năm qua, nhân dân cả nước tham gia nhiều phong trào thể dục thể thao rộng lớn, đặc biệt là phong trào toàn dân tập thể dục, rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ do Ủy ban Thể dục – Thể thao Việt Nam phát động từ năm 1990 đến nay đã mang lại tầm vóc mới, sức vóc mới cho thể dục thể thao quần chúng nước ta.
Lĩnh vực thể theo thành tích cao có sự tiến bộ ngày càng rõ rệt, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế và góp phần vào việc mở rộng hội nhập, giao lưu quốc tế theo phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các dân tộc anh em trên toàn thế giới”.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()