Từ ngày 4-2, xóa bỏ trạm thu phí Vĩnh Thanh
Ngày 30-1, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, theo Quyết định số 269/QĐ-BGTVT, từ 0 giờ ngày 4-2 tới, sẽ dừng thu phí và xóa bỏ trạm thu phí phụ Vĩnh Thanh (thuộc trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài).Trạm thu phí này được Bộ GTVT chuyển giao cho Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 quản lý, khai thác theo hình thức BOT - "đổi đường lấy trạm" để hoàn vốn xây dựng dự án quốc lộ 2 (đoạn tránh TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với nhà đầu tư để thực hiện dừng thu phí, tiếp nhận lại tài sản, thiết bị thu phí và lao động của trạm thu phí Vĩnh Thanh theo quy định; tổ chức xử lý tài sản, trang thiết bị và lao động theo quy định.Trước đó, Sở GTVT Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ GTVT xóa bỏ trạm thu phí Vĩnh Thanh, bởi các phương tiện qua trạm này chủ yếu là người dân huyện Đông Anh phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Việc xóa bỏ trạm nhằm tạo điều kiện...
Trạm thu phí này được Bộ GTVT chuyển giao cho Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 quản lý, khai thác theo hình thức BOT – “đổi đường lấy trạm” để hoàn vốn xây dựng dự án quốc lộ 2 (đoạn tránh TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với nhà đầu tư để thực hiện dừng thu phí, tiếp nhận lại tài sản, thiết bị thu phí và lao động của trạm thu phí Vĩnh Thanh theo quy định; tổ chức xử lý tài sản, trang thiết bị và lao động theo quy định.
Trước đó, Sở GTVT Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ GTVT xóa bỏ trạm thu phí Vĩnh Thanh, bởi các phương tiện qua trạm này chủ yếu là người dân huyện Đông Anh phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Việc xóa bỏ trạm nhằm tạo điều kiện cho người dân đi lại và không gây ùn tắc.
Xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
Ngày 30-1, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và hỗ trợ quản trị công ty, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức hội thảo “Định hướng và quan điểm xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp”. Tại hội thảo, các quan điểm, mục tiêu, định hướng trong xây dựng luật; những quy định nhằm quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là các vấn đề trọng tâm như vai trò giám sát của các cơ quan nhà nước; quản lý, giám sát DNNN, minh bạch và công khai thông tin… đã được các đại biểu tập trung thảo luận. Các chuyên gia quốc tế cũng chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này và đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam.
Công bố các kết quả điều tra về doanh nghiệp
Ngày 29-1 tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức hội thảo khoa học báo cáo kết quả các dự án điều tra năm 2012, bao gồm: Điều tra khảo sát công tác thông tin bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp (DN); Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong các DN ở Việt Nam; Dự án Điều tra, khảo sát niềm tin kinh doanh tại Việt Nam; Khảo sát hoạt động công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương, chính sách và thực tiễn.
Qua các kết quả điều tra, nghiên cứu, các nhóm tác giả đã cung cấp những cơ sở vững chắc để giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các biện pháp chính sách vĩ mô hỗ trợ hoạt động kinh doanh trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp trợ giúp hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành nền kinh tế, cụ thể như: Nhà nước cần nới lỏng tiền tệ ở mức hợp lý nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho DN, các DN cần cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, có biện pháp phù hợp để kích thích tiêu dùng trong nước,…
Theo Nhandan

Ý kiến ()