LTS: Chúng tôi đặt vấn đề này nhân thế giới kỷ niệm lần thứ 19 ngày Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định từ năm 1991 hàng năm lấy ngày 01 tháng 10 là ngày quốc tế người cao tuổi. Tại hội nghị quốc tế người cao tuổi lần thứ II tại Mađrít ( Thủ đô Tây - Ban - Nha) từ ngày 08 đến 12/04/2002 đã ra bản tuyên bố chính trị 19 điểm. Trong đó điểm 19 “Kêu gọi tất cả mọi người ở tất cả các quốc gia thuộc bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội, cá nhân và tập thể tham gia cống hiến cho mục tiêu bình đẳng cho con người ở mọi lứa tuổi” và đề ra chương trình hành động để các quốc gia thực hiện chăm sóc và phát huy người cao tuổi.Biết rằng, nêu vấn đề trên là rất rộng, rất xa cả về công việc, thời gian và không gian. Song, có thể lấy nội dung của chương trình hành động liên hệ vào việc đã làm ở Lạng Sơn, một trong tỉnh miền núi biên giới cách Mađrít hàng ngàn cây số thì có thể khiêm tốn...
LTS: Chúng tôi đặt vấn đề này nhân thế giới kỷ niệm lần thứ 19 ngày Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định từ năm 1991 hàng năm lấy ngày 01 tháng 10 là ngày quốc tế người cao tuổi. Tại hội nghị quốc tế người cao tuổi lần thứ II tại Mađrít ( Thủ đô Tây – Ban – Nha) từ ngày 08 đến 12/04/2002 đã ra bản tuyên bố chính trị 19 điểm. Trong đó điểm 19 “Kêu gọi tất cả mọi người ở tất cả các quốc gia thuộc bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội, cá nhân và tập thể tham gia cống hiến cho mục tiêu bình đẳng cho con người ở mọi lứa tuổi” và đề ra chương trình hành động để các quốc gia thực hiện chăm sóc và phát huy người cao tuổi.
Biết rằng, nêu vấn đề trên là rất rộng, rất xa cả về công việc, thời gian và không gian. Song, có thể lấy nội dung của chương trình hành động liên hệ vào việc đã làm ở Lạng Sơn, một trong tỉnh miền núi biên giới cách Mađrít hàng ngàn cây số thì có thể khiêm tốn thấy rằng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, trong đó Hội NCT là cơ quan tham mưu về công tác NCT trong gần 10 năm qua (2001 – 2010 ) đã làm được một số việc theo định hướng của mục tiêu chương trình hành động Mađrít đề ra. Nhân ngày kỷ niệm quốc tế này, Toà soạn Báo Lạng Sơn trân trong giới thiệu bài viết của Ông Đinh Ích Toàn, Trưởng ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh.
|
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc biểu dương NCT trên lĩnh vực giáo dục – khoa học – công nghệ – Ảnh: Tư liệu |
Bước vào thế kỷ 21, thế giới có 590 triệu người cao tuổi (NCT), gấp ba lần con số 50 năm trước (1951). Liên hiệp quốc ước tính đến giữa thế kỷ 21 sẽ có khoảng 2 tỉ NCT. Tỷ lệ NCT trong dân số thế giới từ 8,6 % năm 1950 tăng lên 8,7% năm 2000. Dự báo tỷ lệ này sẽ là 14% vào năm 2025. Liên hiệp quốc quy định : Nước nào có NCT chiếm 10% dân số là nước dân số già. Quan điểm của Đảng, nhà nước ta khăng định rằng : dân số già là kết quả của thành tựu phát triển xã hội, mức độ cải thiện đời sống cho mọi người trong đó có NCT, lớp người đã và đang vững bước cùng nhân dân trên con đường XHCN, vì vậy, đất nước có tuổi thọ cao, có tỷ lệ NCT cao là tài sản vô giá, không phải là gánh nặng của đất nước. Nhưng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi phương diện của cuộc sống con người; Toàn xã hội càng phải chung tay vào việc chăm sóc và phát huy NCT, tạo điều kiện cho NCT được “hưởng một cuộc sống đầy đủ, có sức khoẻ, được an toàn và được tham gia đầy đủ vào các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dục” (quan điểm hội nghị Mađrít). Với đường lối đúng đắn của Đảng ta về xây dựng đất nước tiến lên XHCN; Với truyền thống quý trọng con người của dân tộc Việt nam anh hùng. Công tác chăm sóc và phát huy NCT theo tinh thần Mađrít nhất định thành công tốt đẹp.
Ở nước ta, thời điểm tháng 4/2006 có 7,75 triệu NCT, chiếm 9,2% dân số (84, 15 triệu người); đến tháng 4/2009 có 8,05 triêu NCT, chiếm tỷ lệ 9,38% so với dân số 85,79 triệu người. Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng: trước năm 1945 là 32 tuổi, nay là 72,8 tuổi (2009), năm 2010 chắc chắn nhích lên. Tỉ lệ 9,38% dân số nói lên rằng không bao lâu nữa, nước ta sẽ xếp vào nước dân số già. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua kể từ khi chưa diễn ra hội nghị Mađrít, NCT thuộc diện chính sách đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm chăm sóc bằng chính sách ưu đãi với hơn: 7000 cán bộ lão thành cách mạng, 6900 Bà mẹ việt nam anh hùng, 5000 người cao tuổi có công với cách mạng, 1,7 triệu cựu chiến binh, 1,4 triệu người về hưu, 100 ngàn cựu thanh niên xung phong … (Thống kê 2007). Bằng các văn bản chỉ đạo của Đảng và ban hành chính sách của nhà nước và hướng dẫn của các bộ ngành TW, đã mở ra hành lang pháp lý thuận lợi cho toàn xã hội tham gia công tác NCT : Chỉ thị 59 CT/ TW ngày 27/9/1995 của Ban Bí thư TW Đảng (Khoá VII) về “chăm sóc NCT”; Chỉ thị 117 /TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về chăm sóc và hỗ trợ hoạt động cho Hội NCT Việt nam; ngày 28/04/2000, UB Thường vụ Quốc hội (khoá X) ban hành Pháp lệnh NCT, là khung pháp lý về chuẩn mực đạo đức xã hội trong việc phát huy tiềm năng to lớn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NCT, thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta, trong khi nền kinh tế còn thấp kém, đồng thời cũng là giải pháp đối phó với hiện tượng già hoá dân số; Tại đại hội II Hội NCT Việt nam (7/2001), BCH TW Đảng đánh giá cao vai trò của NCT và Hội NCT, đã tặng bức trướng với 18 chữ vàng “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, với sáng kiến của TW Hội NCT Việt nam, 18 chữ vàng đã được cụ thể hoá thành khẩu hiệu, mục tiêu phong trào thi đua yêu nước của toàn Hội viết gọn là “Tuổi cao – gương sáng” đã có sức thuyết phục và cổ vũ NCT cả nước, trong đó có NCT Lạng Sơn chúng ta. Ngày 05/8/2004 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 141/2004/QĐ – CP TTg thành lập UBQG về NCT Việt Nam và Quyết định số 301 /2005/QĐ – TTg ngày 21/05/2005 của Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010”, Bộ Nội vụ đã ra Thông tư số 08/2009/ TT – BNV ngày 08/9/2009 hướng dẫn thành lập ban công tác NCT ở các tỉnh và thành phố trong cả nước; Ngày 13/04/2007, Chính phủ ban hành Nghị định 67/NĐ – CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có mục NCT đủ 85 tuổi trở lên không có lương hưu, không có trợ cấp xã hội khác, hàng tháng được nhà nước trợ cấp 120.000đ/ tháng. Để thực hiện Luật NCT, ngày 27/02/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2010/NĐ – CP sửa đổi bổ sung một sô điều của NĐ 67, từ ngày 01/01/2011 người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên với hai điều kiện như trước được hưởng 180.000đ/tháng, được cấp bảo hiểm y tế và hỗ trợ mai táng phí khi qua đời 3.000.000đ; Ngày 23/11/2009, quốc hội khoá XII quyết định thông qua và ban hành Luật Người cao tuổi. Sau đó, ngày 02/06/2010, trong Đại hội thi đua yêu nước “Tuổi cao – gương sáng” toàn quốc lần thứ II tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước đã trao tặng Huân chương Sao vàng, (là huân chương cao nhất của nhà nước) cho các thế hệ NCT Việt nam. Hai sự kiện trên đây là niềm vui, hạnh phúc và tự hào lớn lao của các thế hệ NCT cả nước. Trong khi trên thế giới nhiều nước có điều kiện kinh tế và mức sống hơn nước ta, cũng chưa ban hành được pháp lệnh và Luật NCT.
Ngày 21/04/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2010/NĐ – CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Hội NCT Việt nam được công nhận là tổ chức xã hội đặc thù ; “được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; Bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động….” (Điều 35, chương VI).
Với định hướng của chương trình hành động Mađrít – Tây Ban – Nha, với các văn bản của Đảng và Nhà nước Việt nam ban hành từ trước và sau Mađrít, đã nói lên sự tiếp thu triển khai nghiêm túc tinh thần nội dung của chương trình hành động về tuyên bố chính trị Mađrít ngày càng đi vào cuộc sống của nhân dân ta. Được sự hướng dẫn của Ban Thường vụ TW Hội NCT Việt nam và sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền tỉnh ta, trong gần 10 năm qua, Hội NCT tỉnh đã thực hiện có kết quả một số nhiệm vụ gắn với tinh thần và nội dung cơ bản của Mađrít qua phong trào thi đua “Tuổi cao – gương sáng” với một số vấn đề mà không những chúng ta mà cả thế giới đều quan tâm giải quyết. Đó là: Đánh giá đúng sự gia tăng tuổi thọ và già hoá dân số để đề ra các biện pháp chăm sóc người cao tuổi trên nhiều mặt để NCT mạnh khoẻ, có cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ hơn và được an toàn. Là việc cam kết loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối sử với NCT, thấy rõ NCT còn là tiềm năng trí tuệ lớn cần được tạo điều kiện để NCT phát huy mọi khả năng đóng góp vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, giáo dục. Các vấn đề lớn được hội nghị Mađrít đề ra thành quan điểm trên đây đã được chúng ta khái quát thành cụm từ: Chăm sóc và phát huy vai trò NCT.
Nhân kỷ niệm ngày quốc tế 01/10 năm nay, trên cơ sở mục tiêu chương trình hành động Mađrít, Lạng Sơn đã làm được một số việc đáng khích lệ: việc đánh giá tuổi thọ và kết quả chăm sóc NCT tỉnh ta 10 năm qua : theo thống kê của hội NCT cơ sở (năm 2008), tỷ lệ NCT so với dân số là 8,18%, chưa thuộc diện tỉnh có dân số già. Trong đó, NCT có độ tuổi từ 60 – 69 tuổi có 22190 cụ, chiếm 3,02% dân số; 22792 cụ từ 70- 79, chiếm 3,1% dân số; tỷ lệ NCT từ 60- 69 và 70 – 75 bình quân chiếm trên 3% dân số. đây là độ tuổi còn sung sức về trình độ, kinh nghiệm, trí tuệ và sức khoẻ, biết khai thác phát huy thì đó là nội lực to lớn đóng góp vào nhiệm vụ chính trị ở địa phương; 3837 cụ từ 80 – 84 tuổi, chiếm 0,52% dân số; 2252 cụ từ 85 – 89 tuổi chiếm 0.31% dân số; 632 cụ từ 90 – 99 tuổi chiếm 0.08% dân số, và bình quân hàng năm mừng thọ cho 10 – 13 cụ từ 100 tuổi trở lên, chiếm 0.0017% dân số. Mặc dù số liệu thống kê chưa thật chính xác và đã trải qua 2 năm biến đổi, nhưng chắc không quá chênh lệch, còn có thể giúp chúng ta có cơ sở đánh giá thực trạng NCT của tỉnh để có giải pháp tích cực thực hiện một số nhiệm vụ chăm sóc NCT trong 9 năm qua (2001 – 2010): Đã phối hợp với ngành y tế khám sức khoẻ cho 160.117 cụ với trị gia tiền thuốc 5.365.461.626đ; Công tác mừng thọ NCT từ 70 tuổi đến trên 100 tuổi 29.221 cụ, tiền quà kèm theo giấy mừng thọ là 965.335.000đ; Thăm hỏi NCT ốm đau cho 18.067 cụ, tiền quà 478.567.000đ; Tổ chức phúng viếng NCT qua đời 4.306 cụ, Tiền phúng 286.156.000đ; Thực hiện Nghị định 67/2007 NĐ – CP ngày 23/04/2007 của Chính phủ, đã có 3240 người cao tuổi 85 tuổi thuộc diện hưởng chế độ đã được hưởng 120.000đ /tháng ; số kê khai NCT 85 tuổi từ 01/01/2010 – 31/12/2010 đã nâng lên hưởng 180.000đ / tháng ; và từ 01/01/2011, tất cả NCT từ 80 tuổi trở lên đều được hưởng theo quy đinh 67 sẽ được 180.000đ / tháng, được cấp thẻ BHYT, khi qua đời được hỗ trợ mai táng phí 3.000.000đ/người (NĐ 13/2010/NĐ – CP 27/02/2010); Đến nay, đã có 9/11 huyện, trên 100 hội cơ sở /226 hội triển khai thành lập quỹ “chăm sóc và phát huy NCT” theo hướng dẫn cuả TW Hội, có số dư gần 700 triệu đồng; Hỗ trợ xây dựng 62 nhà đại đoàn kết cho NCT nghèo, trong đó có 17 nhà của kinh phí chương trình quốc gia NCT bằng 65.000.000đ ; về chăm sóc tinh thần, VHVN, TDTT, Hội NCT phối hợp với Sở VHTT – DL (Trước là Sở VHTT, Sở TDTT) tổ chức được 3 lần hội thao NCT toàn tỉnh và 4 lần Liên hoan tiếng hát NCT (2 năm 1 lần), có trên 60 NCT là Hội viên Hội VHNT tỉnh và một số hội và chuyên ngành ở trung ương đang hoạt động trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật thuộc các chuyên ngành đã thường xuyên có những tác phẩm ca ngợi Đảng, Bác Hồ, xây dựng quê hương đất nước và tình yêu nhân văn. Có trên 10.000 NCT tham gia sinh hoạt ở 300 CLB đa dạng, phong phú, rèn luyện sức khoẻ, vui chơi lành mạnh; gần 3000 cán bộ Hội viên NCT và NCT thuộc 11 huyện, TPLS được dự các hội nghị nghe thầy thuốc, chuyên gia tư vấn sức khoẻ báo cáo tư vấn sức khoẻ, giúp cho NCT nâng cao hiểu biết tự chăm sóc sức khoẻ và giúp người khác làm theo. Trong 3 năm (2008 – 2010) tỉnh đã phân bổ kinh phí mục tiêu chương trình quốc gia NCT 435.000.000đ, hỗ trợ cho công tác chăm sóc và phát huy NCT.
|
NCT – yếu tố góp phần vào sự thành công của các lễ hội Xuân Xứ Lạng – Ảnh: Việt Thịnh |
Với quan điểm và nội dung của chương trình hành động hội nghị Mađrít – Tây Ban Nha nói về mặt phát huy tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm và tạo điều kiện để NCT được tham gia vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội: Tại Lạng sơn, 10 năm qua, chúng ta cũng đã tạo điều kiện phát huy NCT trên một số lĩnh vực góp phần hoàn thành kế hoạch nhà nước của tỉnh. Trước hết, thống nhất quan điểm đánh giá tiềm năng mọi mặt của lớp NCT và Hội NCT, đưa phong trào thi đua “Tuổi cao – gương sáng” vào các hoạt động phát huy của NCT, động viên cổ vũ khơi dạy tiềm năng kinh nghiệm, trí tuệ của lớp NCT. Bằng các đợt phát động thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị của cấp uỷ đề ra trên địa bàn và hưởng ứng phong trào thi đua do TW Hội phát động, NCT tỉnh đã tham gia 8 hội nghị biểu dương toàn quốc do TW hội tổ chức và được phát động, tổng kết, lựa chọn, biểu dương từ cơ sở trở lên đến tỉnh và cử đại biểu đi dự: Hai lần hội nghị biểu dương toàn quốc NCT làm kinh tế giỏi (10/2003 và 9/2008); Hội nghị biểu dương NCT tiêu biểu trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ và Y tê (10/2004); Hội nghị biểu dương NCT tham gia ổn định chính trị – xã hội (5/2005); Hội nghị tổng kết công tác chăm sóc 5 năm (2001 – 2005) tháng 3 /2005; Hội nghị biểu dương NCT giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hoá (10/2006); và Đại hội thi đua yêu nước “Tuổi cao – gương sáng” lần thứ nhất (8/2006) và lần thứ II (02/06/2010). Trong 8 lần hội nghị toàn quốc, cũng là những dịp để tỉnh ta đánh giá đúng tiềm năng NCT qua một số kết quả trên các lĩnh vực: NCT làm kinh tế giỏi là nhu cầu đời sống phổ biến của NCT, cũng là trách nhiệm giúp đỡ con cháu xoá nghèo, cải thiện đời sống; mô hình “Trang trại” của NCT chủ yếu kinh doanh vườn rừng, VAC, VACR, thủ công nghiệp và dịch vụ, bằng vốn tự có và vay vốn qua kênh các đoàn thể khác, riêng 2009 được 9 tỉ đồng. Đến nay, khoảng 300 trang trại nhỏ và vừa do NCT quản lý vẫn tiếp tục đầu tư kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây con, làm ăn đủ vốn, có tích luỹ tái sản xuất, sử dụng lao động nông nhàn, thời vụ. Qua phân loại hơn 19.000 NCT còn sức khoẻ tiếp tục tham gia lao động sản xuất kinh doanh, đã có 2291 NCT đạt danh hiệu làm kinh tế giỏi cấp cơ sở (5 – 15 triệu /năm), 3769 đạt cấp huyện (30 triệu đồng /năm ), 734 đạt cấp tỉnh (trên 30 triệu đồng/năm) và trên 30 NCT đạt danh hiệu cấp TW (50 – 100 triệu đồng /năm). Người cao tuổi tham gia vận động “Toàn dân đoàn kết xây dụng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, rất tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác bảo vệ Đảng, giữ nề nếp gia phong, ổn định chính trị, góp phần giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đã trở thành chỗ dựa tin cậy của cấp uỷ, chính quyền và của nhân dân. Hàng năm có 23.845 gia đình có NCT sống cùng con cháu được bầu là gia đình văn hoá, nhiều thôn bản, khối phố đạt 100% gia đình có NCT là gia đình văn hoá, 35.000 Người cao tuổi được công nhận đạt tiêu chuẩn “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”. sẵn có bản lĩnh chính trị vững vàng, đến 2009 có 7.056 đảng viên còn tham gia sinh hoạt, chiếm 15%/47.000 đảng viên trong toàn đảng bộ thì có 1.200 người tham gia công tác đảng từ tổ trưởng đảng trở lên, 530 người tham gia công tác chính quyền từ trưởng thôn bản trở lên ; 1.747 người tham gia tổ viên tổ hoà giải, 813 người tham gia tổ ANND, 417 người tham gia ban thanh tra nhân dân ; Một số hội khác có 100% hội viên là NCT như: Hội Cựu giáo chức, Hội Cựu TNXP, trên 50% tham gia Hội Khuyến học, Hội Đông y, Hội Làm vườn, Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… vì thế hoạt động của hội NCT có sự hội tụ sức mạnh của nhiều hội khác, có nhiệm vụ tập hợp NCT và mang tính đặc thù rõ rệt. tuy ít có tính đột phá nhưng vững chắc, có kế tục thế hệ và ổn định. Đánh giá kết quả phong trào 10 năm qua, Hội NCT tỉnh ta đã được cấp trên tặng nhiều hình thức khen: 08 bằng khen (2002 – 2009) 01 cờ thi đua xuất sắc (2006) 463 Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp chăm sóc và phát huy NCT” của TW Hội NCT VN ; 2 bằng khen (2006 và 5 năm BVANTQ 2001 – 2006) 1 cờ thi đua (2007) xuất sắc của UBND tỉnh ; 1 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2008). Thể hiện NCT Lạng Sơn xứng đáng là những bông hoa đẹp trong vườn hoa đẹp Xứ Lạng.
Nhìn tổng thể 10 năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã thống nhất quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện được một số nhiệm vụ, mục tiêu Chương trình hành động Mađrít đề ra. Tuy còn nhiều hạn chế thiếu sót và chưa toàn diện, nhưng thể hiện rõ tính quốc tế về NCT trên địa bàn Lạng Sơn. Để mọi tầng lớp nhân dân nâng cao hiểu biết về NCT còn là quá trình tuyên truyền sâu rộng do Hội NCT các cấp làm nòng cốt – dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Với tính chất đặc thù của Hội NCT là tập hợp lớp NCT đã có quá trình cống hiến cho đất nước và dân tộc, có quan điểm lập trường đúng đắn, có trí tuệ và kinh nghiệm đường đời để hoạt động hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của NCT trên cơ sở luật pháp quy định. Kết quả phong trào 10 năm qua là bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo giành được thành tích cao hơn.
Đinh Ích Toàn
Ý kiến ()