"Truyền lửa" cho học sinh
Tạo hứng thú với môn Địa lý
Khi biết mình là một trong ba giáo viên đoạt giải nhất cuộc thi “Nữ giáo viên sáng tạo”, cô giáo Nguyễn Thị Anh Toàn, giáo viên Trường THCS Hải Đình, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) thật sự bất ngờ.
Với niềm đam mê và lòng nhiệt huyết, cô Toàn đã dành nhiều thời gian, tìm tòi, suy nghĩ để hoàn thành bài thi bằng việc lựa chọn nội dung bài giảng ELearningĐịa lý lớp sáu, chủ đề sông và hồ. Bài giảng giúp học sinh nhận biết, thông hiểu sâu sắc các kiến thức và vận dụng hiệu quả trong cuộc sống.
Để có những bài giảng hay và mới, cô Toàn sưu tầm nhiều tài liệu, tìm hiểu các phần mềm vi tính để tạo nên các đoạn phim, tranh ảnh, sơ đồ, câu hỏi sinh động. Bài giảng còn được xây dựng theo hướng tích hợp, nhẹ nhàng với một số môn học như: Giáo dục công dân, Toán học, kiến thức về môi trường…
Toàn bộ nội dung bài được thiết kế bằng bản đồ tư duy giúp các em chiếm lĩnh trithức tổng hợp và hứng thú hơn với bộ môn Địa lý. Mỗi học sinh có học lực khác nhau, vì vậy bài giả ng chú trọng hướng dẫn cách học và cách tiếp cận hiệu quả nhất để nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, nhưng cũng gợi ý để các em tự tìm tòi và rút ra bài học trong cuộc sống. Đề tài bài giảng của cô Toàn thu hút sự chú ý, say mê học tập của học sinh và được các chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Cô giáo Toàn chia sẻ, đây sẽ là bước khởi đầu giúp tôi tự tin hơn trong công việc và là động lực giúp tôi nỗ lực hơn trong cuộc đời dạy học.
Đổi mới với công nghệ thông tin
Cô giáo Võ Thị Ngọc Ánh, Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Kon Tum) đã xuất sắc vượt qua nhiều đề tài, giành giải nhất cuộc thi từ niềm đam mê ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy Toán học. Không giấu được niềm vui, cô Ánh cho biết: Sau bốn tháng tìm tòi và nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên hình học lớp mười cùng các phần mềm ứng dụng trong dạy học, cô đã cho ra đời bộ hình ảnh động và sơ đồ tư duy hỗ trợ giảng dạy. Bằng việc đưa vào những hình ảnh, tư liệu để minh họa sinh động, nên các tiết dạy đã thu hút học sinh hơn. Không những vậy, học sinh vừa học lý thuyết, vừa vận dụng thực tế từ những thí dụ ngay trong đời sống thường ngày, cho nên ghi nhớ lâu. Bài giảng hình học ứng dụng CNTT của cô Ánh không chỉ có ích trong công tác giảng dạy, truyền kiến thức mà còn giúp học sinh củng cố kiến thức sau mỗi bài học, hệ thống hóa tốt các kiến thức đã học, tăng cường khả năng hiểu và ghi nhớ, phát triển tư duy cho học sinh. Từ các hình ảnh tĩnh trong sách giáo khoa, qua ứng dụng CNTT được thiết kế thành các hình ảnh động giúp học sinh hứng thú, luôn tự giác, chủ động phát biểu ý kiến xây dựng bài mà không bị nhàm chán. Với tất cả tấm lòng của một người giáo viên, cô Ánh luôn mong muốn đóng góp sức lực của mình để giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng nhất, vững bước trên con đường học tập.
Theo Thứ trưởng GD và ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, những năm qua, đội ngũ nữ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã khô ng ngừng tu dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực sử dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Các sản phẩm dự thi của các nữ giáo viên thể hiện tính sáng tạo, ý tưởng, phương pháp tiếp cận mới cho các vấn đề liên quan giảng dạy, phù hợp điều kiện thực tiễn trong các trường học của Việt Nam. Nhiều sản phẩm có cách thể hiện mới, khoa học, hoàn thiện, có thể áp dụng vào giảng dạy, đồng thời là nguồn bổ sung học liệu cho giáo viên cả nước. Những sáng tạo từ thực tiễn của các cô giáo là nguồn tư liệu tham khảo quý trong đổi mới giáo dục phổ thông.
Ý kiến ()