Trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại Bình Dương có tiền sử tham gia giết mổ, ăn thịt và tiết canh vịt
* Bệnh tay, chân, miệng tăng cao ở Đác Lắc Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày 28-2, thông báo chính thức xác nhận trường hợp mắc cúm A(H5N1) tại Bình Dương. Điều tra dịch tễ cho thấy người bệnh có tiền sử tham gia giết mổ, ăn thịt và tiết canh vịt. Đây là trường hợp thứ ba mắc cúm A(H5N1) từ đầu năm đến nay, trong đó hai trường hợp đã chết.Hiện nay, dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm đang xảy ra tại nhiều địa phương. Để chủ động phòng lây truyền cúm A(H5N1) từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân: Không giết, mổ gia cầm ốm, chết mà gia cầm không rõ nguồn gốc;không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm chưa được chế biến kỹ; khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liên quan tiếp xúc gia cầm cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.* Ngày 28-2, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ chấn chỉnh và xử lý nghiêm các điểm, cơ sở vi phạm vệ sinh an...
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày 28-2, thông báo chính thức xác nhận trường hợp mắc cúm A(H5N1) tại Bình Dương. Điều tra dịch tễ cho thấy người bệnh có tiền sử tham gia giết mổ, ăn thịt và tiết canh vịt. Đây là trường hợp thứ ba mắc cúm A(H5N1) từ đầu năm đến nay, trong đó hai trường hợp đã chết.
Hiện nay, dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm đang xảy ra tại nhiều địa phương. Để chủ động phòng lây truyền cúm A(H5N1) từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân: Không giết, mổ gia cầm ốm, chết mà gia cầm không rõ nguồn gốc;
không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm chưa được chế biến kỹ; khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liên quan tiếp xúc gia cầm cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.
* Ngày 28-2, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ chấn chỉnh và xử lý nghiêm các điểm, cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các cơ sở sản xuất thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể vốn là nhóm có sử dụng nhiều gia cầm. Ngoài ra, các nhóm dịch vụ ăn uống, quán ăn sân vườn, quán nhậu lề đường và các cơ sở sản xuất thực phẩm nhanh, sử dụng gia cầm là nguồn thực phẩm chính… sẽ được tăng cường thanh, kiểm tra. Trước tình hình dịch bệnh và để thực hiện công tác phòng, chống cúm A (H5N1) trên địa bàn thành phố, nếu cơ sở nào vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, đã bị nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn cố tình tái phạm thì sẽ áp dụng hình thức phạt cao nhất là đình chỉ hoạt động; cơ sở nào bị phát hiện sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, sẽ bị tịch thu và thiêu hủy ngay.
* Bác sĩ Hoàng Ngọc Anh Tuấn, Trưởng Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đác Lắc cho biết: thời điểm này, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận ba đến bốn ca, cao điểm là 10 ca tay, chân, miệng, trong đó có gần một nửa là ở tình trạng nặng. Thời điểm này năm ngoái, không có ca bệnh nào. Theo Bác sĩ Hoàng Ngọc Anh Tuấn, hiện chưa ghi nhận trường hợp nào trẻ em chết do bệnh tay, chân, miệng, song các ông bố, bà mẹ khi phát hiện con trẻ có dấu hiệu chán ăn, loét lở miệng, xuất hiện nốt phỏng nước ở bàn tay, chân (có thể ở mông, đầu gối); trẻ có thể sốt hoặc chán ăn… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.
Theo Nhandan
Ý kiến ()