LSO-Nằm trên địa phận xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc mà tiền thân là Trường Công nhân kỹ thuật Lâm nghiệp I Trung ương đang vươn lên khẳng định mình qua những thành công mới.Được thành lập ngày 5/9/1970, Trường có nhiệm vụ đào tạo nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật: Lâm sinh, quản lý cây xanh đô thị, khuyến nông lâm, thú y, chế biến gỗ, cơ khí động lực, điện công nghiệp và dân dụng, cơ điện, cấp thoát nước, lái xe ô tô, máy xúc, máy ủi,, kế toán doanh nghiệp…Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo được gần 40.000 CNKT lành nghề và cán bộ kỹ thuật, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Thầy và trò Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc hôm nay40 năm - một chặng đường, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc thời gian đầu khi mới thành lập gặp không ít khó khăn, trường lớp được xây dựng tạm bằng tranh, tre, nứa,...
LSO-Nằm trên địa phận xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc mà tiền thân là Trường Công nhân kỹ thuật Lâm nghiệp I Trung ương đang vươn lên khẳng định mình qua những thành công mới.
Được thành lập ngày 5/9/1970, Trường có nhiệm vụ đào tạo nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật: Lâm sinh, quản lý cây xanh đô thị, khuyến nông lâm, thú y, chế biến gỗ, cơ khí động lực, điện công nghiệp và dân dụng, cơ điện, cấp thoát nước, lái xe ô tô, máy xúc, máy ủi,, kế toán doanh nghiệp…Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo được gần 40.000 CNKT lành nghề và cán bộ kỹ thuật, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
|
Thầy và trò Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc hôm nay |
40 năm – một chặng đường, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc thời gian đầu khi mới thành lập gặp không ít khó khăn, trường lớp được xây dựng tạm bằng tranh, tre, nứa, lá, cơ sở vật chất thiếu thốn, đồ dùng học tập, thiết bị giảng dạy thiếu và không đồng bộ, đặc biệt là chương trình, giáo trình, tài liệu về lĩnh vực dạy nghề cho học viên chưa hoàn thiện, số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và trình độ về kiến thức sư phạm còn hạn chế.Trong quá trình đào tạo, cán bộ, giáo viên vừa học, vừa nghiên cứu, vừa rút kinh nghiệm. Tập thể Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã lãnh đạo nhà trường tập trung bổ sung cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình và hoàn chỉnh phương pháp đào tạo cho phù hợp với điều kiện của nhà trường và nhu cầu của xã hội.
Với mục tiêu nhằm cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế nông – lâm nghiệp – công nghiệp, những năm qua Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm nghiệp Đông Bắc đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ mà Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh giao phó, đó là đào tạo một đội ngũ công nhân kỹ thuật không những giỏi chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có tác phong công nghiệp, phẩm chất và đạo đức tốt. Những con số thống kê của Nhà trường trong suốt 40 năm xây dựng và phát triển cho thấy, Trường đã đào tạo được gần 40.000 công nhân kỹ thuật lành nghề, trong đó con em đồng bào dân tộc các tỉnh phía Bắc chiếm 60%, ngoài ra Nhà trường còn phối hợp với các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái…đào tạo cho trên 15.000 học viên các nghề: trồng nấm, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây ăn quả, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng và tham gia các dự án đào tạo phát triển nông nghiệp nông thôn.
Để tăng khả năng tác nghiệp cho người học, những năm qua Nhà trương đã chú trọng cải tiến phương pháp tổ chức giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, lấy môi trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm nơi thực hành, thực tập, rèn nghề cho học sinh – sinh viên (HSSV); đào tạo tiếp cận với thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp; phát triển kinh doanh gắn với các nghề đào tạo. Đặc biệt giai đoạn từ năm 1987- 1996, Nhà trường được Nhà nước cho phép hợp tác với nước bạn Liên Xô (cũ), nhà trường đã tiếp nhận, lắp đặt hơn 200 tấn thiết bị viện trợ phục vụ cho công tác giảng dạy. Thông qua chương trình này, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của trường được trưởng thành về nhiều mặt như: phương pháp công tác, kinh nghiệm đào tạo nghề và khả năng quản lý. Tuy nhiên, những năm gần đây nhà trường phải đối mặt với không ít khó khăn như công tác tuyển sinh hằng năm, kinh phí do Nhà nước cấp tăng không đáng kể, thiết bị đào tạo nhanh chóng lạc hậu. Nhà trường đã tranh thủ mọi nguồn vốn và phát huy nội lực để xây dựng được gần 40 phòng học chuyên môn hoá, 3 khu nhà xưởng thực hành diện tích rộng gần 20.000m2 với thiết bị đồng bộ và hiện đại. Công tác tuyển sinh hằng năm được quan tâm cả về số lượng và chất lượng, ngoài ra Trường duy trì đào tạo hệ mở rộng, hệ ngắn hạn, đào tạo theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, công ty, địa phương có nhu cầu.
Từ tháng 5/2009, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc (tại Quyết định số 671/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Trường sắp xếp tổ chức bộ máy gồm có 5 phòng chức năng, 5 khoa chuyên môn, 1 trung tâm đào tạo và 2 đơn vị phục vụ đào tạo. Từ hơn 30 cán bộ, giáo viên với 7 kỹ sư lúc mới thành lập đến nay, số lượng viên chức và người lao động của Trường tăng lên 166 người, trong đó có 120 giáo viên, giảng viên với gần 30% trình độ thạc sỹ; 100% giáo viên có trình độ sư phạm cấp I,II và sư phạm dạy nghề; 85% giáo viên có trình độ A, B, C ngoại ngữ và sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Chỉ tính riêng 5 năm gần đây, Trường đã cử 20 giáo viên và học sinh đi tham quan, học tập ở nước ngoài.
|
Bãi thực hành lái xe của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc |
Chất lượng đào tạo được coi là mục tiêu hàng đầu của Nhà trường. Hiện nay, Trường đang đào tạo ở cả 3 cấp trình độ là: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề, với 6 nghề trình độ cao đẳng và 15 nghề trình độ trung cấp, trong đó nghề lâm sinh và nghề gia công và thiết kế sản phẩm mộc là 2 nghề trọng điểm được Nhà nước đầu tư hàng năm. Quy mô đào tạo từ 3.000 – 3.500 HSSV/năm. Chất lượng đào tạo ngày càng khẳng định, năm học 2008- 2009, có 29 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi toàn quốc, trên 40% số học viên, sinh viên tốt nghiệp đạt khá, giỏi; trong đó 70-80% học sinh ra trường có việc làm ổn định theo nghề đào tạo. Hàng năm Nhà trường đều có học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi nghề cấp bộ và quốc gia và đều đạt giải cao. Năm học 2009 – 2010 vừa qua em Lương Minh Thơ là con em của tỉnh nhà đã đạt giải nhất kỳ thi tay nghề quốc gia nghề mộc dân dụng và được tham gia kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN được tổ chức tại Thái Lan tháng 11/2010 vừa qua. Trải qua 40 năm, Nhà trường đã nỗ lực phấn đấu đào tạo gần 40 ngàn cán bộ và công nhân kỹ thuật góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội nông thôn miền núi. Sự trưởng thành của Nhà trường trong 4 thập kỷ qua đã được thể hiện bằng những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng: 1 Huân chương Độc lập hạng Ba, 3 Huân chương Lao động (hạng: Nhất, Nhì, Ba) và nhiều cờ thi đua, bằng khen của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động TBXH, UBND tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra trường có 2 nhà giáo được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú và 3 nhà giáo được được tặng thưởng Huân chương Lao động, nhiều đơn vị, cá nhân được tặng thưởng bằng khen và các danh hiệu thi đua cao quý. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, thầy và trò Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc vinh dự được tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ .
Nhà giáo Nguyễn Thành Vân, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Để xây dựng Nhà trường phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế của trường đào tạo đa nghề, đa cấp về lĩnh vực lâm – nông – công nghiệp, phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường, cần khẩn trương tập trung vào thực hiện có hiệu quả một số giải pháp: Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, mở rộng các nghề đào tạo; thực hiện chiến lược phát triển trường giai đoạn 2008 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt để đảm bảo vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng đào tạo và gắn với việc làm cho HSSV sau tốt nghiệp. Tích cực đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất, bảo đảm tính khoa học và thích ứng, tạo nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, thực sự là những người lao động mới, phục vụ sự phát triển của đất nước.
Thế Bảo
Ý kiến ()