Với tinh thần đoàn kết, các cán bộ Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận trong công tác phòng chống HIV/AIDS nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác phòng chống HIV/AIDS ở huyện Lộc Bình cũng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Với địa bàn rộng, giao thông chưa thuận lợi, trình độ dân trí chưa đồng đều, người dân ở vùng sâu vùng xa chưa được tiếp xúc nhiều với các phương tiện thông tin đại chúng; hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách, thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS cũng là một trở ngại. Vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ y tế phải tự vượt qua khó khăn, nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời đẩy mạnh sự liên kết, đồng thuận của các ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội để công tác phòng chống HIV/AIDS ngày càng có hiệu quả.
LSO-Từ ngày 25/10/1996, huyện Lộc Bình phát hiện 3 trường hợp nhiễm HIV đầu tiên, đến tháng 8 năm 2005 số đối tượng nhiễm HIV đã lên tới 136 trường hợp; đến tháng 11 năm 2011, con số này là trên 200.
|
Học sinh phổ thông Lộc Bình tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS – Ảnh: Đ.T |
Đứng trước thực tế đáng lo ngại ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sức khỏe cộng đồng, đồng thời xác định phòng chống HIV là công tác quan trọng và lâu dài, Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình đã tích cực hưởng ứng và thực hiện các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Hoạt động truyền thông được triển khai rộng khắp tới đông đảo nhân dân trên địa bàn với nhiều hình thức da dạng. Tính đến tháng 11/2011, Trung tâm Y tế huyện đã tổ chức truyền thông trực tiếp thay đổi hành vi cho gần 1000 đối tượng là người nghiện chích ma túy; khoảng 200 người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS; trên 100 người là người thân của người có HIV; khoảng 3000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; gần 900 đối tượng từ 15 đến 24 tuổi và khoảng 2000 đối tượng khác…
Không chỉ thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS trong khuôn khổ đơn vị mà Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình còn phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức giao lưu văn nghệ, treo băng zôn, khẩu hiệu, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng dân cư, vận động người có HIV tham gia phòng chống HIV/AIDS. Hiện nay, từ huyện tới cơ sở đều có cán bộ phụ trách, thường xuyên theo dõi, giám sát và đảm bảo 100% đơn vị máu được sàng lọc trước khi truyền cho bệnh nhân. Các bệnh nhân khi có biểu hiện nhiễm trùng cơ hội đều được cán bộ khám và cấp thuốc điều trị tại gia đình và bệnh viện. Đồng thời duy trì và đẩy mạnh công tác chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV/AIDS.
Tính đến thời điểm này đang có trên 40 bệnh nhân AIDS được chăm sóc và điều trị. Số người đươc tư vấn trước khi xét nghiệm là 165 người. Số phụ nữ mang thai được tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện là 42, trong đó có 3 phụ nữ mang thai có HIV và đã được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con… Hoạt động tư vấn đã giúp cho họ hiểu hơn về tình trạng bệnh của mình, cách xử trí khi gặp trường hợp khó, nhận thức được về căn bệnh thế kỷ từ đó thay đổi hành vi để góp phần làm hạn chế tình trạng lây lan HIV/AIDS trong cộng đồng.
Trong nhiều năm qua, huyện Lộc Bình đã được sự hỗ trợ kinh phí của nhiều tổ chức phi chính phủ trong công tác phòng chống HIV/AIDS, triển khai thực hiện các dự án về tăng cường chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng. Dự án đã tổ chức nhiều hội thảo cho các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các y, bác sỹ. Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 phòng tư vấn sức khỏe và xét nghiệm HIV miễn phí, đặt tai Trung tâm Y tế Lộc Bình.
Với tinh thần đoàn kết, các cán bộ Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận trong công tác phòng chống HIV/AIDS nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác phòng chống HIV/AIDS ở huyện Lộc Bình cũng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Với địa bàn rộng, giao thông chưa thuận lợi, trình độ dân trí chưa đồng đều, người dân ở vùng sâu vùng xa chưa được tiếp xúc nhiều với các phương tiện thông tin đại chúng; hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách, thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS cũng là một trở ngại. Vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ y tế phải tự vượt qua khó khăn, nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời đẩy mạnh sự liên kết, đồng thuận của các ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội để công tác phòng chống HIV/AIDS ngày càng có hiệu quả.
Ngọc Hà - Đỗ Tuấn
Ý kiến ()