Trung Quốc thử nghiệm thành công tàu đệm từ trường vận tốc 600 km/giờ
Mẫu tàu đệm từ trường 600 km/giờ đang tiến hành chạy thử.
Phó kỹ sư trưởng của Crrc Sifang, ông Wu Donghua cho biết, tàu cao tốc, tàu đệm từ trường và hàng không lần lượt có quãng vận tốc là dưới 400 km/giờ, 400 đến 600 km/giờ và 800 đến 1.000 km/giờ. Ngoài ra, còn khái niệm tàu siêu cao tốc sử dụng ống chân không ETT được khởi nguồn từ Mỹ đang cho thấy nhiều hạn chế về công nghệ thực tiễn. Theo đó, Hệ thống giao thông đệm từ trường cao tốc hiện là công cụ giao thông công cộng mặt đất quy mô lớn, tốc độ cao hoàn toàn có khả năng thực hiện, là đỉnh cao của công nghệ giao thông đường sắt thế giới.
Công nghệ đệm từ trường bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20. Năm 1922, kỹ sư người Đức Hermann Kemper đưa ra ý tưởng một đoàn tàu chạy mà bánh xe không chạm vào đường ray? Năm 1934, ông có được bản quyền đầu tiên trên thế giới về công nghệ đệm từ trường. Đức, Nhật, Mỹ và nhiều nước phát triển khác bắt đầu khai thác công nghệ đệm từ trường. Đức có vận tốc thử nghiệm cao nhất đạt 550 km/giờ, hiện đang khai thác một chuyến cao tốc tại Thượng Hải với vận tốc 430 km/giờ. Nhật Bản với vận tốc thử nghiệm cao nhất đạt 603 km/giờ, hiện đang xây dựng tuyến Shinkansen với vận tốc cao nhất đạt 505 km/giờ, dự kiến sẽ thông tuyến Tokyo-Nagoya vào năm 2027.
Mẫu tàu maglev 600km/giờ mà Trung Quốc đang thử nghiệm có cùng đẳng cấp công nghệ tiên tiến nhất với tàu đệm từ trường JR mà Nhật Bản đang nghiên cứu, ông Wu Donghua khẳng định.
Tháng 7-2016, Trung Quốc khởi động nghiên cứu và phát triển công nghệ đệm từ trường, và nhanh chóng được đưa vào quy hoạch sáng tạo công nghệ tầm quốc gia. Sau bốn năm, nghiên cứu đã đạt được một số thành tựu lõi. Theo dự kiến, hệ thống tàu mẫu sẽ được nối tuyến vào cuối năm nay.
Ý kiến ()