Trồng rừng để ngăn mặn xâm nhập
Ngày mới giải phóng, rừng tràm U Minh còn tới nửa triệu ha. Rừng tràm như một bể nước ngọt khổng lồ tích trữ nước ngọt trong mùa mưa. Ðến mùa khô, nước ngọt từ trong rừng chảy ra đẩy mặn ra biển, không cho mặn xâm nhập sâu vào đất liền. Ngày trước mùa khô, mặn xâm nhập vào khoảng từ 30 đến 50 km. Nay mặn vào tới 70-90 km làm thấp lúa và hại màu.
Ðể ngăn mặn xâm nhập sâu vào đồng bằng sông Cửu Long, theo tôi cần khôi phục rừng tràm U Minh, không để diễn ra cảnh phá rừng trồng lúa, nuôi tôm như vừa qua. Nhất là phải nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân, không để xảy ra cháy rừng vào mùa khô.
Ngày trước chúng ta đã có hệ thống kênh, mương để phòng, chống cháy rừng. Nay chúng ta không có biện pháp phòng, chống cháy rừng hợp lý, trong khi nhiều kênh, mương bị bồi lấp… và rừng tràm thường xuyên bị cháy khiến diện tích rừng tràm ngày càng bị thu hẹp lại. Diện tích rừng càng nhỏ thì tác dụng trữ nước ngọt giảm và khả năng ngăn mặn xâm nhập cũng giảm theo.
Việc giữ rừng, phát triển rừng ven biển còn có ý nghĩa chống biến đổi khí hậu ở vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Theo Nhandan
Hộp Thăm Dò Ý Kiến
STT | Tiêu đề | Kiểu Poll | Tác vụ | |
---|---|---|---|---|
{{key + 1}} | {{value.title}} | Single choice | Multiple choice |
Thông số biểu đồ
Mã | Tiêu đề Chart | Kiểu Chart | Tác vụ |
---|---|---|---|
{{value.id}} | {{value[0].title}} | {{value[0].type}} |
Ý kiến ()