Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Văn Tý, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án trồng rừng 661 cũ cho biết: hiện nay chúng tôi vẫn thực hiện gieo tạo cây giống, mặc dù giá thị trường có sự chênh lệch, nhưng chúng tôi cam kết cung cấp đủ giống cho công tác trồng rừng của huyện, đồng thời đến thời điểm này đã phối hợp, giúp đỡ Ban quản lý dự án trồng rừng hỗ trợ sản xuất thiết kế, chuẩn bị hiện trường trồng rừng được trên 260ha, số còn lại sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn tới đây, kịp cho nhân dân bước vào chính vụ trồng rừng. Đến thời điểm này, mặc dù chưa bước vào vụ trồng rừng chính, nhưng Hữu Lũng đã trồng mới được hơn 60ha rừng. Trong chỉ tiêu 1.500ha huyện giao, thì gần 700ha có vốn thực hiện từ nguồn trồng cây phân tán và hỗ trợ sản xuất; Công ty thuốc lá Ngân Sơn hỗ trợ trồng khoảng trên 100ha; các công ty lâm nghiệp trên địa bàn dự tính trồng mới khoảng 300ha và dự án đa dạng sinh học thực hiện trên 40ha. Theo thống kê nhanh của Phòng NN&PTNT huyện, thời điểm này nhân dân trên địa bàn đã mua cây giống, chuẩn bị hiện trường trồng rừng được hơn 200ha, dự tính số này sẽ tăng gấp đôi khi bước vào tháng 5, thời điểm chính vụ trồng rừng. Tất cả những chỉ tiêu trồng rừng trên địa bàn huyện Hữu Lũng thời điểm này đã có thể tính toán bằng những con số sát thực. Chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện, Hữu Lũng đang hướng tới thắng lợi của vụ trồng rừng 2012.
LSO-Do chủ động phân tích và tháo gỡ những khó khăn về cây giống, sớm kiện toàn Ban quản lý dự án trồng rừng hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh phong trào trồng cây nhân dân, cho đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho vụ trồng rừng năm 2012 trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã cơ bản hoàn tất.
Vườn ươm trên địa bàn thôn Na Hoa, Sơn Hà, Hữu Lũng
chuẩn bị cây giống cho trồng rừng 2012
Nhắc lại vụ trồng rừng năm trước, mặc dù trong điều kiện rất khó khăn về nguồn vốn thực hiện, nhưng với mọi nỗ lực, nhân dân các địa phương trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã trồng mới được trên 1.100ha, vượt 16% kế hoạch tỉnh giao. Con số ấy chiếm tới trên 1/8 diện tích rừng trồng mới của cả tỉnh và góp phần quan trọng để Lạng Sơn hoàn thành vượt kế hoạch trồng rừng năm 2011. Bước sang năm nay, thuận lợi chung là nguồn vốn ngân sách đủ trồng tới 2/3 kế hoạch trồng rừng của toàn tỉnh. Chính vì vậy ngoài 370ha chỉ tiêu trồng rừng phân tán có vốn triển khai, năm nay từ nguồn vốn trồng rừng hỗ trợ sản xuất, Hữu Lũng đủ trồng thêm trên trên 300 ha. Là địa phương có phong trào trồng cây nhân dân phát triển mạnh, nên mặc dù năm nay theo kế hoạch tỉnh giao thì toàn huyện chỉ cần trồng mới 1.030ha rừng là hoàn thành chỉ tiêu, nhưng Hữu Lũng đã chủ động đề ra mức trồng mới 1.500ha.
Tuy nhiên năm nay Hữu Lũng cũng gặp khá nhiều khó khăn về trồng rừng. Khó khăn lớn nhất phải kể đến là việc Ban quản lý 661 gồm rất nhiều cán bộ có kinh nghiệm trong công tác trồng rừng hơn 10 năm qua, đã giải thể khi dự án này kết thúc. Năm nay việc kiện toàn Ban quản lý trồng rừng hỗ trợ sản xuất được giao cho Phòng NN&PTNT đảm trách. Ông Hoàng Mạnh Chức, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển lâm nghiệp chia sẻ: đây thực sự là khó khăn đối với các địa phương, bởi các Phòng NN&PTNT hiện nay còn thiếu cán bộ chuyên môn về lâm nghiệp, đồng thời mới đảm nhận, nên kinh nghiệm chưa có, nếu không quyết tâm thì rất khó triển khai được tốt. Xác định rõ điều này, ngay từ đầu năm UBND huyện Hữu Lũng đã tập trung kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển lâm nghiệp của huyện, đồng thời thành lập và kiện toàn Ban Quản lý dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất giai đoạn 2012-2015. Ông Hoàng Thế Hưng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: để công tác quản lý, triển khai được tiến hành thuận lợi, Ban quản lý dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất đã trưng dụng các cán bộ có kinh nghiệm từ Ban quản lý dự án 661 trước kia. Do vậy yếu tố cán bộ không còn là khó khăn đối với Hữu Lũng.
Khó khăn tiếp theo phải kể đến là nguy cơ thiếu giống. Về số lượng, thì cây giống từ các vườn ươm trên địa bàn đủ phục vụ nhu câu trồng rừng, nhưng điều khó là chênh lệch về giá cả. Hiện nay tư nhân đang thu mua cây giống với giá cao giá của nhà nước khá nhiều. Ví dụ như bạch đàn hom, tư nhân mua với giá 1.200 đồng – 1.300 đồng/cây, còn giá của dự án thì chỉ mua với mức giá khoảng 800 đồng/cây. Từ sự chênh lệch đó, điều dễ nhận thấy là các chủ vươn ươm sẽ bán cây giống cho tư nhân để tăng lợi nhuận chứ không cung cấp cho dự án trồng rừng hỗ trợ sản xuất. Ông Hoàng Thế Hưng khẳng định: huyện đã lường trước tình hình, nên đã chủ động hợp đồng cây giống với các vườn ươm tin cậy, cho đến thời điểm này, các chủ vườn đều cam kết sẽ cung cấp đủ giống, đảm bảo chất lượng cho dự án.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Văn Tý, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án trồng rừng 661 cũ cho biết: hiện nay chúng tôi vẫn thực hiện gieo tạo cây giống, mặc dù giá thị trường có sự chênh lệch, nhưng chúng tôi cam kết cung cấp đủ giống cho công tác trồng rừng của huyện, đồng thời đến thời điểm này đã phối hợp, giúp đỡ Ban quản lý dự án trồng rừng hỗ trợ sản xuất thiết kế, chuẩn bị hiện trường trồng rừng được trên 260ha, số còn lại sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn tới đây, kịp cho nhân dân bước vào chính vụ trồng rừng. Đến thời điểm này, mặc dù chưa bước vào vụ trồng rừng chính, nhưng Hữu Lũng đã trồng mới được hơn 60ha rừng. Trong chỉ tiêu 1.500ha huyện giao, thì gần 700ha có vốn thực hiện từ nguồn trồng cây phân tán và hỗ trợ sản xuất; Công ty thuốc lá Ngân Sơn hỗ trợ trồng khoảng trên 100ha; các công ty lâm nghiệp trên địa bàn dự tính trồng mới khoảng 300ha và dự án đa dạng sinh học thực hiện trên 40ha. Theo thống kê nhanh của Phòng NN&PTNT huyện, thời điểm này nhân dân trên địa bàn đã mua cây giống, chuẩn bị hiện trường trồng rừng được hơn 200ha, dự tính số này sẽ tăng gấp đôi khi bước vào tháng 5, thời điểm chính vụ trồng rừng. Tất cả những chỉ tiêu trồng rừng trên địa bàn huyện Hữu Lũng thời điểm này đã có thể tính toán bằng những con số sát thực. Chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện, Hữu Lũng đang hướng tới thắng lợi của vụ trồng rừng 2012.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()