Nhờ những nỗ lực đó, tính đến tháng 9/2011 toàn tỉnh đã trồng được 5.002ha cây phân tán, vượt tới 66,7% so với kế hoạch, trong đó nguồn vốn từ ngân sách của các huyện trồng được 966 ha. Một tín hiệu đáng mừng là năm nay nhân dân các địa phương đã tự đầu tư trồng được 1.450ha, đóng góp quan trọng vào chỉ tiêu trồng cây phân tán.
LSO-Kết thúc vụ trồng rừng năm 2011, Lạng Sơn trồng mới được 8.718ha rừng, vượt 9% so với kế hoạch. Nếu so với các năm trước thì con số này không có gì đáng nói, nhưng trong bối cảnh của năm vừa qua, việc hoàn thành chỉ tiêu đã chồng chất những khó khăn, còn vượt chỉ tiêu thì có lẽ chẳng ai dám nghĩ tới.
Rừng thông ở huyện Đình Lập đem lại hiệu quả kinh tế cao trong khai thác
Trước đây khi nói về công tác xã hội hóa nghề rừng, các địa phương thường có đánh giá chung chung: tỉ lệ xã hội hóa ngày càng cao. Trong vòng 5 năm trở lại đây, mỗi năm Lạng Sơn trồng mới được trên 11.000ha rừng, nhưng thực chất tỷ lệ xã hội hóa là không nhiều. Các diện tích trồng mới hầu hết dựa vào ngân sách của trung ương và địa phương, ước tính trên 30 tỷ đồng mỗi năm.
Ươm những mầm xanh
Bước sang năm 2011, dự án trồng rừng 661 kết thúc, điều này đồng nghĩa với việc không còn hàng chục tỷ đồng cho trồng rừng. Nguồn ngân sách trung ương phân bổ chỉ dừng lại ở con số 10 tỷ đồng dành cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, số này tính toán cặn kẽ, thì chỉ vừa đủ chi trả cho công tác của năm 2010. Trong khi đó, khi dự án kết thúc, các Ban quản lý dự án 661 cơ sở cũng sẽ tự giải thể kéo theo hàng loạt vấn đề cần giải quyết: đơn vị nào sẽ giải quyết những công việc còn lại của dự án 661? Ai sẽ cung cấp cây giống cho trồng rừng?….Hàng loạt những câu hỏi khó đặt ra và chỉ tiêu trồng mới 8.000ha rừng trong năm 2011 cứ cao vời vợi. Trong khi đó, đợt rét đậm, rét hại đầu năm đã làm cho hơn 5 triệu cây giống trong các vườn ươm bị chết, khó khăn chồng chất! Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm, chỉ tiêu trồng rừng 2011 trở thành một trong những đề tài nóng tại các cuộc giao ban UBND tỉnh.
Nông dân Hữu Lũng chăm sóc rừng trồng
Theo phân tích của ông Hoàng Mạnh Chức, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển lâm nghiệp: trong chỉ tiêu 8.000 ha thì chỉ có 3.000ha cây phân tán là có thể thực hiện được do nguồn vốn từ ngân sách tỉnh cấp. Còn lại là trồng cây tập trung do các công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp thực hiện, số này chỉ dự ước được vài trăm ha, cộng thêm với trồng cây nhân dân, tính cặn kẽ thì may ra được thêm hơn 1.000ha.
|
Ra quân trồng cây đầu xuân tại Bình Gia |
Như vậy tính hết mọi khả năng, Lạng Sơn cũng chỉ có thể trồng mới được già nửa chỉ tiêu. Phân tích thấu đáo những khó khăn đó, UBND tỉnh đã có nhiều công văn chỉ đạo ngành chuyên môn triển khai nhiệm vụ trồng rừng, trong đó công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tự đầu tư và vay vốn ưu đãi theo Quyết định số 39 của UBND tỉnh để trồng rừng được đẩy mạnh. Mặt khác, kịp thời ban hành quyết định kéo dài thêm thời hạn hoạt động của các Ban quản lý dự án trồng rừng 661. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh, nhiều địa phương như huyện Chi Lăng cũng đã phân bổ từ nguồn ngân sách của huyện cho nội dung trồng cây phân tán.
Nhờ những nỗ lực đó, tính đến tháng 9/2011 toàn tỉnh đã trồng được 5.002ha cây phân tán, vượt tới 66,7% so với kế hoạch, trong đó nguồn vốn từ ngân sách của các huyện trồng được 966 ha. Một tín hiệu đáng mừng là năm nay nhân dân các địa phương đã tự đầu tư trồng được 1.450ha, đóng góp quan trọng vào chỉ tiêu trồng cây phân tán.
Trái ngược với trồng cây phân tán, trồng rừng sản xuất tập trung lại đạt rất thấp. Toàn tỉnh mới chỉ trồng được 842,3ha ở nội dung này, bằng 16,8% so với kế hoạch, trong đó các doanh nghiệp tư nhân trồng được 524ha; hộ gia đình 240ha và vay vốn ưu đãi theo Quyết định số 39 của UBND tỉnh chỉ trồng được 13,3ha. Còn lại là diện tích trồng tập trung của Trung tâm khuyến nông tỉnh. Tính gộp tất cả các nội dung trồng rừng, thì đến hết tháng 8/2011, toàn tỉnh trồng mới được 5.876ha, đã vượt so với dự kiến ban đầu, nhưng cũng chỉ bằng 73,5% so với kế hoạch. Ở thời điểm này của năm trước, vụ trồng rừng đã cơ bản kết thúc với tổng số 11.046ha trồng mới. Muốn hoàn thành kế hoạch, Lạng Sơn buộc phải trồng rừng trong vụ thu đông.
Nông dân Hữu Lũng chuẩn bị hiện trường trồng rừng
Lúc này đã có nhiều tín hiệu khả quan như các dự án trồng cây nhân dân từ vay vốn ưu đãi, tự đầu tư đang chuẩn bị triển khai. Đồng thời nguồn vốn kết dư dự án 661 từ năm 2010 được phân bổ đủ khả năng trồng thêm khoảng 900ha. Các cán bộ chuyên môn đánh giá, kết thúc vụ trồng rừng, Lạng Sơn có thể đạt được 7.300ha, xấp xỉ so với chỉ tiêu. Thực tế, diễn biến đã vượt quá con số dự đoán, cuối vụ, nhân dân các địa phương trong toàn tỉnh đã tự đầu tư trồng mới được 2.644ha, trong đó chỉ riêng Đình Lập, nhân dân đã trồng được trên 1.000ha. Nguồn vốn kết dư do phân bổ chậm nên chỉ trồng thêm được 773ha, nhưng như thế cũng đã là quá đủ. Vào “phút chót” trồng rừng trên địa bàn Lạng Sơn có cuộc “nước rút” ngoạn mục, đưa tổng diện tích trồng mới lên con số 8.718ha, vượt kế hoạch 9%. Con số khiến ngay cả các cán bộ trong ngành lâm nghiệp cũng phải ngỡ ngàng.
Chuẩn bị ươm giống cho vụ trồng rừng 2012 ở huyện Đình Lập
Trong vòng 5 năm trở lại đây, thì năm 2011, nhân dân đã tự đầu tư trồng rừng với diện tích lớn nhất và đây có thể coi là một điểm nhấn đáng nhớ trong xã hội hóa nghề rừng. Điểm nhấn này đặt nền tảng và tạo động lực để Lạng Sơn tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng trong các năm tiếp theo. Và, quan trọng hơn là để kinh tế rừng trở thành kinh tế thế mạnh của tỉnh như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra.
Vũ Lê Minh
Ý kiến ()