Trồng lúa trên cát giúp nhiều hộ dân thoát nghèo
Nông dân Triệu An thu hoạch lúa. Lúa trồng được trên cát trắng, lại có năng suất cao, một niềm vui không nhỏ cho hàng trăm hộ gia đình sống ở vùng ven biển thuộc xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Nhiều gia đình thoát nghèo và giàu lên nhờ "hạt vàng" trên cát.Chúng tôi về Quảng Trị lần này chỉ mới sau vài năm xa cách, nhưng quang cảnh một vùng quê thay đổi nhiều quá. Đoạn đường từ thị xã Quảng Trị về cảng Cửa Việt chừng 15 km, hai bên đường những ruộng lúa chín vàng nặng bông. Không giấu được niềm vui, anh Dương Văn Thành ở thôn Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) nói như khoe: "Gia đình mình vừa gặt xong một thớt ruộng khoảng ba sào, còn hơn bốn sào nữa, lúa vụ đông xuân năm nay ở vùng cát trắng này được mùa chưa từng có, năng suất đạt từ 35 đến 40 tạ/ha. So với các xã Triệu Thành, Triệu Thượng, Triệu Đại... chuyên làm ruộng, đất đai màu mỡ thì chưa cao bằng, nhưng ở đây thì có lẽ lần đầu trong lịch...
![]() |
Chúng tôi về Quảng Trị lần này chỉ mới sau vài năm xa cách, nhưng quang cảnh một vùng quê thay đổi nhiều quá. Đoạn đường từ thị xã Quảng Trị về cảng Cửa Việt chừng 15 km, hai bên đường những ruộng lúa chín vàng nặng bông. Không giấu được niềm vui, anh Dương Văn Thành ở thôn Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) nói như khoe: “Gia đình mình vừa gặt xong một thớt ruộng khoảng ba sào, còn hơn bốn sào nữa, lúa vụ đông xuân năm nay ở vùng cát trắng này được mùa chưa từng có, năng suất đạt từ 35 đến 40 tạ/ha. So với các xã Triệu Thành, Triệu Thượng, Triệu Đại… chuyên làm ruộng, đất đai màu mỡ thì chưa cao bằng, nhưng ở đây thì có lẽ lần đầu trong lịch sử lúa gieo trên cát có năng suất cao như vậy. Cách đây chỉ ba năm toàn bộ diện tích trồng lúa bây giờ vẫn còn hoang hóa, một số trồng khoai lang, tiền bạc công sức bỏ ra thì nhiều, nhưng thu lại không được là bao, giá bán thấp, nhiều người tiếc của đem thái khô, đập nhỏ cho vào bao, vào thùng phòng khi mùa mưa, giáp hạt, biển động dài ngày, thiếu đói lại đem ra sử dụng. Người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, lao động vất vả nhưng vẫn thiếu ăn, khổ cực. Từ ngày trồng lúa, thu được “hạt vàng” trên cát, cái đói, cái khổ đã không còn, lúc giáp hạt, nhiều gia đình còn thừa cả tấn lúa đem bán, chuyện như cổ tích ở vùng đất ven biển chảo lửa Quảng Trị”.
Dọc theo vùng ven biển Triệu An, đến đâu chúng tôi cũng thấy niềm vui được mùa lúa xuất hiện trên gương mặt của bà con nông dân. Tại cánh đồng của thôn Phú Hội, Hà Tây… bà con đang tập trung mùa gặt, chị Lê Thị Tâm cho biết: Nhà chị làm gần một ha lúa với giá lúa hiện tại từ 7 nghìn đến 8 nghìn đồng/kg, trừ chi phí phân bón, cày ruộng… cuối vụ thu lãi cũng được gần 20 triệu đồng. Từ ngày cây lúa trồng được trên cát trắng, có hiệu quả, nhiều vùng đất bị bỏ hoang, cũng được bà con “vực dậy” trồng lúa. Lúa trồng được trên cát, lại cho nhiều bông, nhiều hạt, niềm ao ước của người dân vùng ven biển Quảng Trị nói chung, Triệu An, Cửu Việt nói riêng đã trở thành hiện thực. Từ nay không còn cảnh “khoai lang độn” trong những bữa cơm nghèo. Có hạt lúa, có tiền, bà con xây dựng nhà cửa, mua sắm các vật dụng sinh hoạt gia đình như xe máy, ti-vi, tủ lạnh, quạt gió… đời sống người dân ngày càng no đủ ổn định”. Chuyện cổ tích của người dân vùng cát trắng ven biển Triệu An.
Cũng tâm trạng vui mừng như anh Thành, chị Tâm, ông Lê Văn Anh cho biết: “Chưa có khi nào người dân trồng lúa ở vùng cát trắng Triệu An trải qua nhiều lo âu như năm nay. Do phụ thuộc vào thời tiết, nên đầu vụ trời rét đậm, rét hại kéo dài, cây lúa bạc đầu khẳng khiu… ngày đêm bà con nông dân chỉ cầu mong tiết trời ấm. Qua nửa tháng 3, khi giá lạnh kết thúc thì thời tiết bất ngờ đổi chiều thuận lợi ngoài dự đoán của nhiều người. Trời ấm áp, mưa dông liên tục đã góp phần làm cho cây lúa phát triển nhanh, được mùa chưa từng có. Vụ này gia đình tôi thu hoạch được gần hai tấn, chỉ để ăn một tấn, số còn lại đem bán lấy tiền đầu tư cho con cái ăn học”.
Đến nhà ông Lê Quang Trung ở xóm Đồng, thôn Hà Tây, người đầu tiên đem cây lúa về trồng trên cát. Ông vui vẻ thổ lộ: “Từ bao đời nay người dân ở đây, con trai chỉ biết đi biển đánh bắt hải sản, con gái ở nhà bán buôn nhỏ, tất cả đất đai có được chỉ trồng khoai lang, thời gian bắt đầu từ sau Tết âm lịch cho đến tháng 4, 5 là thu hoạch. Nhiều hộ thiếu đói một năm ba, bốn tháng. Thương bà con, tôi đã đến nhiều nơi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, rồi mua giống lúa đem về trồng. Đất chua, đất phèn, tiết trời không thuận, cây lúa phát triển chậm, cuối vụ thu hoạch không đủ tiền chi phí. Không nản chí, bỏ cuộc, tôi cứ làm, cứ trồng, vừa trồng vừa học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ cày đất, chọn giống, bón phân, khử mặn, trừ phèn… đến nay mọi công đoạn tôi đã quá quen thuộc. Đất cát ở khu vực gần biển thì trồng giống lúa HT1 để chịu mặn; những vùng đất cát ở khu vực xa biển, cao hơn thì trồng giống lúa PT6 để chịu hạn; rồi đất phèn, đất chua thì dùng vôi, muối khử và chọn giống lúa khang dân để hợp với chất đất… Tất cả kinh nghiệm có được tôi đều san sẻ cho người dân, mong sao bà con có được nhiều “hạt vàng” trên cát để nâng cao mức sống. Riêng gia đình tôi từ ngày trồng được cây lúa trên cát chẳng bao giờ thiếu lúa, mà nhiều lúa thì có tiền…
Cũng theo ông Trung thì chi phí đầu vào để sản xuất cho một sào lúa trên cát gồm 4,5 kg giống (khoảng 50 nghìn đồng), 25 kg phân NPK bón lót và bón thúc (khoảng 170 nghìn đồng), 5-7 kg phân NPK bón thúc đòng (khoảng 50 nghìn đồng), thuốc bảo vệ thực vật khoảng 20 nghìn đồng, thuê máy làm đất 90 nghìn đồng, thuê máy gặt 120 nghìn đồng và một số phân chuồng. Mỗi ha lúa thu hoạch xong, trừ hết chi phí còn lãi được khoảng từ 18 đến 20 triệu đồng, đây là số tiền không nhỏ đối với người dân vùng ven biển.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện nay người nông dân trồng lúa trên cát mong ước là hằng năm cán bộ khuyến nông xã, huyện về với dân, cùng dân xuống ruộng để biết “cây lúa trồng trên cát” giống và khác gì cây lúa trên ruộng, nó cần bón phân gì và dùng thuốc trừ sâu loại nào để cho năng suất cao mà tránh gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho người tiêu dùng… Cây lúa trồng được trên cát vùng ven biển hiện nay thật sự là một đề tài nóng bỏng, hấp dẫn được bà con truyền nhau, giúp nhau thực hiện, từ một hộ dân lúc đầu với ba sào đất, đến nay đã phát triển lên hơn 100 ha và trong thời gian tới diện tích lúa trên cát sẽ tăng lên hơn 1.000 ha dọc theo vùng ven biển Quảng Trị và những vùng lân cận. Cây lúa trên cát trắng thật sự là một “mũi chủ công” giúp hàng trăm hộ dân xóa đói giảm nghèo, thật sự là một mô hình có hiệu quả cần nhân rộng và có chính sách khuyến khích người nông dân sản xuất…
Đem những nguyện vọng của người dân trao đổi ý kiến với đồng chí Hoàng Cộng Hòa, Bí thư – kiêm Chủ tịch UBND xã Triệu An, đồng chí cho biết: “Diện tích lúa trồng trên cát hiện nay trên 45 ha, trong đó thôn Hà Tây có tới 35 ha. Từ ngày đem cây lúa về trồng trên cát, nhiều hộ nông dân có cái ăn, cái để đã thoát nghèo, nhiều hộ giàu lên như gia đình ông Dương Tất Thọ, Lê Quang Trung và bà Dương Thị Thảo… Cái khó bây giờ là bà con trồng lúa hoàn toàn tự phát, từ chọn giống đến bón phân và phun thuốc trừ sâu… tất cả đều phụ thuộc vào kinh nghiệm, vào thời tiết. Chúng tôi đã đề nghị UBND huyện cung cấp cho bà con những thông tin, hướng dẫn, kỹ thuật… giúp nông dân trồng lúa trên cát, có hiệu quả cao hơn
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()