LSO- Tinh dầu tràm được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất kem đánh răng, nước súc miệng, dùng để chữa các vết thương bỏng, rắn cắn, để cầm máu, trị các chứng ngoài da như ngứa ngáy, mề đay, gàu, lở loét, mụn trứng cá, rận rệp, đau nhức, nứt nẻ, viêm lợi… Hiện nay nhu cầu tinh dầu tràm trên thế giới rất lớn, các nước như Mỹ, Nga, Châu Âu… hàng năm phải nhập với số lượng rất lớn, giá từ 25 – 42 USD/kg tinh dầu. Hoa cây tràmLãnh đạo Sở KH&CN cho biết, xác định được giá trị kinh tế của cây tràm, từ năm 2007, Sở khoa học công nghệ đã giao cho Trạm khuyến nông huyện Bắc Sơn thực hiện đề tài “Trồng cây tràm trên thung lũng đá vôi ngập nước không thường xuyên, bỏ hoang”. Lý giải về việc đưa cây tràm về trồng tại huyện Bắc Sơn, lãnh đạo Sở KH&CN khẳng định: cây tràm là loại cây thích nghi và phát triển tốt tại những vùng ngập nước. Trong khi Bắc Sơn là huyện có diện tích lân lũng thường xuyên bị ngập nước tương đối lớn, hàng năm...
LSO- Tinh dầu tràm được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất kem đánh răng, nước súc miệng, dùng để chữa các vết thương bỏng, rắn cắn, để cầm máu, trị các chứng ngoài da như ngứa ngáy, mề đay, gàu, lở loét, mụn trứng cá, rận rệp, đau nhức, nứt nẻ, viêm lợi… Hiện nay nhu cầu tinh dầu tràm trên thế giới rất lớn, các nước như Mỹ, Nga, Châu Âu… hàng năm phải nhập với số lượng rất lớn, giá từ 25 – 42 USD/kg tinh dầu.
Hoa cây tràm
Lãnh đạo Sở KH&CN cho biết, xác định được giá trị kinh tế của cây tràm, từ năm 2007, Sở khoa học công nghệ đã giao cho Trạm khuyến nông huyện Bắc Sơn thực hiện đề tài “Trồng cây tràm trên thung lũng đá vôi ngập nước không thường xuyên, bỏ hoang”. Lý giải về việc đưa cây tràm về trồng tại huyện Bắc Sơn, lãnh đạo Sở KH&CN khẳng định: cây tràm là loại cây thích nghi và phát triển tốt tại những vùng ngập nước. Trong khi Bắc Sơn là huyện có diện tích lân lũng thường xuyên bị ngập nước tương đối lớn, hàng năm thường bị ngập từ 1-3 lần, mỗi lần ngập từ 2- 18 ngày, sâu từ 0,2 đến 1,8 m, việc trồng những cây lâm nghiệp, hoa màu là rất khó khăn. Nhằm mục tiêu quy hoạch thung lũng bỏ hoang cho hộ dân địa phương quản lý, để làm được điều này thì phải có biện pháp canh tác phù hợp và tăng thu nhập cho các hộ dân, và việc đưa cây tràm vào trồng là để tăng diện tích phủ xanh đất trống và bảo vệ nguồn lợi rừng tại địa phương. Trên địa bàn huyện Bắc Sơn, số diện tích lân, lũng không thể canh tác cây ngắn ngày có gần 200 ha, những diện tích này thường khô hạn về mùa khô, ngập nước về mùa mưa, quá trình ngập nước làm rửa trôi các chất màu xuống tầng sâu, thoái hóa đất canh tác. Đối với một số diện tích thời gian ngập nước ít hơn thì trồng được một vụ cây màu trong năm, hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, việc tìm ra những loại cây có đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương là việc rất quan trọng, và việc thực hiện mô hình trồng cây tràm trên thung lũng đá vôi ngập nước không thường xuyên, bỏ hoang tại Bắc Sơn trong thời gian qua được đánh giá rất cao. Thông qua Trạm Khuyến nông, người trồng tràm đã được phổ biến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tràm cho bàn con nông dân, thúc đẩy phát triển trồng cây lâm nghiệp trên địa bàn. Theo cán bộ khuyến nông huyện Bắc Sơn, tràm là cây gỗ nhỡ, thuộc họ sim, có tên khác là khuynh diệp, là cây ưa ánh sáng tán hẹp và thưa nên cây tràm có thể mọc mật độ rất dày đặc từ 10.000 đến 20.000 cây/ha. Cây tràm có thể chịu được đất phèn ngập nước 6 tháng trong mùa mưa, nước ngập sâu 0,5- 1m. Theo những kết quả thử nghiệm của trung tâm giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Cho thấy cây tràm có biên độ sinh thái rộng, có khả năng sinh trưởng tốt ở vùng núi đá vôi, trên các loại đất bán ngập nước hoặc khô hạn chân đồi, và đất ngập nước không thường xuyên tại các ven hồ chứa nước. Hiện nay, diện tích tràm ở Bắc Sơn đã có được trồng trên diện tích hơn 5ha, và sau mấy năm triển khai thực hiện cho thấy, cây tràm có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, chịu được mật độ trồng dày. Minh chứng cụ thể nhất là trong năm 2008, khi trồng cây bị ngập úng 2 lần đều ngập qua ngọn từ 11-16 ngày, cây không bị chết và sau đó đã ra lộc. Thực tế này đã tạo được sự tin tưởng của người dân trên địa bàn. Các hộ dân trồng tràm ở thôn Minh Quang, xã Long Đống – Bắc Sơn cho biết, cây tràm 1 tuổi đã ra hoa kết quả, cây 4 tuổi đã có thể lấy hạt giống. Khi nhu cầu gỗ lớn có thể khai thác rừng tràm từ 4 đến 15 tuổi tùy theo mục đích sử dụng như: làm một số dụng cụ trong gia đình, giàn giáo trong xây dựng. Ngoài ra lá tràm chứa 0,7 % tinh dầu khuynh diệp, trâu, bò không ăn nên dễ nhân rộng diện tích.
Việc trồng thành công mô hình trồng cây tràm trên thung lũng đá vôi ngập nước không thường xuyên, bỏ hoang, giúp người dân trên địa bàn tận dụng tối đa tiềm năng đất hoang hóa. Có thể khẳng định rằng khu vực miền núi hoàn toàn có đủ điều kiện thích hợp để triển khai và nhân rộng.
Trí Dũng - Ngọc Hưng
Ý kiến ()