Tròn 44 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc: Những hình ảnh lịch sử
Chủ nhật, 19/09/2021 | 10:12:00 [(GMT +7)] A A
Trải qua 44 năm là thành viên của Liên hợp quốc, hợp tác Việt Nam – Liên hợp quốc đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, Việt Nam đã từng bước tạo dựng “Thương hiệu Việt Nam”.
Ngày 20/9/1977, Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Lễ kéo cờ Việt Nam tại Trụ sở Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức lớn nhất hành tinh này. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh phát biểu tại Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) ngày 20/9/1977. Kỳ họp đã thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Sáng 9/6/2011, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng phát biểu tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về HIV/AIDS. (Ảnh: Nguyễn Hữu Trung/TTXVN) Ngày 25/9/2009, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu tại Khóa họp 64 Đại hội đồng Liên hợp quốc với chủ đề “Không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân”. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao chung Khóa họp thường niên lần thứ 62 Đại hội đồng Liên hợp quốc, tại New York (Mỹ), ngày 28/9/2007. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN) Chiều 25/9/2015, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc để thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN) Ngày 11/11/2010, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN) Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng về giữ gìn hòa bình do Liên hợp quốc tổ chức, ngày 29/3/2019. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN) Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Khóa họp thứ 32 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 13/6/2016, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ). (Ảnh: Quang Hải/TTXVN) Ngày 25/10/2014, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Michel Sidibe cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 về kết thúc đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN) Ngày 23/5/2015, tại Hà Nội, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon (giữa) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cắt băng khánh thành “Ngôi nhà xanh Liên hợp quốc” tại Việt Nam. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN) Ngày 20/3/2008, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã ký dự án “Tăng cường năng lực thực thi các công ước nhân quyền quốc tế tại Việt Nam”. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN) Lễ ký kết Chương trình chung của Liên hợp quốc hỗ trợ không hoàn lại cho Việt Nam để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2014 – 2016 (ngày 7/3/2014). (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN) Ngày 22/9/2017, tại trụ sở Liên hợp quốc, New York (Mỹ), thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân. (Ảnh: Hữu Hoàng/TTXVN) Việt Nam và Liên hợp quốc đã ký Kế hoạch Chiến lược chung mới (OSP) cho giai đoạn 2017 – 2021 giữa Chính phủ Việt Nam và 18 cơ quan Liên hợp quốc. Đây là dấu ấn quan trọng nêu bật cam kết mạnh mẽ của Liên hợp quốc và Chính phủ Việt Nam trong Chương trình Hành động quốc gia thực hiện các mục tiêu phát biển bền vững (2018). (Ảnh: TTXVN phát) Chiều 29/10/2010, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đến thăm dự án “Chăm sóc, bảo vệ và ngăn ngừa HIV” tại Trung tâm Y tế huyện Từ Liêm, Hà Nội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Năm 2015, tổng kết 15 năm thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs), Việt Nam đã hoàn thành sớm 3 mục tiêu quan trọng trong tổng số 8 mục tiêu, đó là: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói (MDG1); Phổ cập giáo dục tiểu học (MDG2); Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ (MDG3). (Ảnh: Quý Trung/TTXVN) Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Michel Sidibe giao lưu với cán bộ nhân viên và bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Nam Từ Liêm. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN) Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng trao Quyết định của Chủ tịch nước cho Thiếu tá Đỗ Thị Hằng Nga, Trợ lý Phòng Tham mưu – Kế hoạch thuộc Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam đi làm nhiệm vụ tại phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan, sáng 30/10/2017, tại Hà Nội. (Ảnh: An Đăng/TTXVN) Các đại biểu Đoàn đánh giá chất lượng và tư vấn (AAV) của Liên hợp quốc kiểm tra dụng cụ rà phá bom mìn của đơn vị Công binh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, ngày 27/6/2017, tại Lữ đoàn 249, Bộ Tư lệnh Công binh. (Ảnh: An Đăng/TTXVN) Đoàn đánh giá chất lượng và tư vấn (AAV) của Liên hợp quốc tham quan trình diễn nội dung xây dựng nhà cao tầng của đơn vị Công binh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, ngày 27/6/2017, tại Lữ đoàn 249, Bộ Tư lệnh Công binh. (Ảnh: An Đăng/TTXVN) Các chuyên gia tham dự Hội nghị Trao đổi chuyên môn lập kế hoạch lần cuối cho huấn luyện thực hành trên bộ trang bị Bệnh viện dã chiến cấp 2 do Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam phối hợp Đoàn chuyên gia Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh tổ chức, sáng 8/8/2017, tại Hà Nội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN) Việt Nam cùng 3 nước Campuchia, Indonesia, Thái Lan được chọn làm địa điểm huấn luyện gìn giữ hòa bình quốc tế luân phiên. (Ảnh: TTXVN) Cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 lên đường sang Phái bộ Nam Sudan. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng trao Quyết định của Chủ tịch nước cho các sĩ quan đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Trụ sở Liên hợp quốc; Phái bộ Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan (2020). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Bên lề Phiên thảo luận Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 73 tại New York (Hoa Kỳ), chiều 27/9/2018, theo giờ địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Bên lề Phiên thảo luận Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 73, chiều 27/9/2018 (theo giờ địa phương), tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, bà Maria Fernanda Espinosa Garces. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác (12/8/2021). (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Tối 9/8/2021, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chủ đề “Thúc đẩy An ninh Biển và Một số lĩnh vực hợp tác quốc tế” theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra (12/8/2021). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Tối 7/6/2019, Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với kết quả 192/193 quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc ủng hộ Việt Nam vào vị trí này. Trong ảnh: Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung (giữa trái) nhận lời chúc mừng của đại diện ngoại giao các nước sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy, Việt Nam được bầu chọn là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020-2021, tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019. (Ảnh: THX/TTXVN) Sáng 14/1/2015, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu khai mạc Lễ phát động và Hội thảo khởi động xây dựng chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam, do Chính phủ và Cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN) Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý tuyên thệ trước Hiến chương Liên hợp quốc tại Lễ thượng cờ của 5 nước Ủy viên không thường trực mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020-2021, bao gồm Estonia, Niger, Saint Vincent và Grenadines, Tunisia, Việt Nam. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN) Ngày 2/1/2020 (giờ địa phương), tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Việt Nam đã tiến hành các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mở đầu cho nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021. Trong ảnh: Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc chụp ảnh lưu niệm cùng Đại sứ các nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kỳ 2020-2021. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN) Ngày 21/1/2020, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 1/2020, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc chủ trì phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an về tình hình Palestine – Israel. Trong ảnh: Đại sứ Đặng Đình Quý gõ búa khai mạc phiên thảo luận mở. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN) Ngày 10/1/2020, tại New York (Mỹ), Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết gia hạn hoạt động viện trợ xuyên biên giới cho hàng triệu người dân Syria kéo dài 6 năm qua. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN) Ngày 11/4/2019, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức phiên thảo luận mở với chủ đề “Phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc”. Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự và có bài phát biểu tại phiên thảo luận. (Ảnh: Hoài Thanh/TTXVN) Chiều 27/9/2018 (theo giờ địa phương), tại thành phố New York (Hoa Kỳ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 73. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Tối 19/4/2021 (theo giờ Hà Nội), tại Hà Nội, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 4/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên thảo luận mở Cấp cao về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột” theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Tối 23/2/2021 (theo giờ Hà Nội), nhận lời mời của Thủ tướng Anh Boris Johnson, Chủ tịch luân phiên tháng 2/2021 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu tại phiên Thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề “Giải quyết các nguy cơ đối với hoà bình và an ninh quốc tế liên quan đến khí hậu”. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Theo Nhandan
Ý kiến ()