Trình QH bốn dự án luật và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ khóa XIII
* Thảo luận tổ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Ngày 2-11, Kỳ họp thứ hai, QH Khóa XIII sang ngày làm việc thứ mười. Buổi sáng, QH làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình bốn dự án luật và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ khóa XIII.Nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục Đại họcCác đại biểu QH đã nghe Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, yêu cầu tăng cường, phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đòi hỏi công tác PBGDPL phải thật sự có chuyển biến căn bản, toàn diện. Việc xây dựng và ban hành Luật PBGDPL là rất cần thiết. Dự thảo luật gồm năm chương, 43 điều. Báo cáo thẩm tra dự án Luật PBGDPL nêu rõ: Ủy ban Pháp luật của QH tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật PBGDPL...
* Thảo luận tổ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Ngày 2-11, Kỳ họp thứ hai, QH Khóa XIII sang ngày làm việc thứ mười. Buổi sáng, QH làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình bốn dự án luật và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ khóa XIII.
Nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục Đại học
Các đại biểu QH đã nghe Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, yêu cầu tăng cường, phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đòi hỏi công tác PBGDPL phải thật sự có chuyển biến căn bản, toàn diện. Việc xây dựng và ban hành Luật PBGDPL là rất cần thiết. Dự thảo luật gồm năm chương, 43 điều. Báo cáo thẩm tra dự án Luật PBGDPL nêu rõ: Ủy ban Pháp luật của QH tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật PBGDPL để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm mục tiêu xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật của xã hội và cá nhân, từng bước hình thành thói quen tôn trọng pháp luật, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Tuy nhiên, vẫn còn có ý kiến băn khoăn về sự cần thiết ban hành Luật này. Bởi lẽ, trong nhiều văn bản pháp luật hiện hành đã có quy định về PBGDPL, trong đó, giao cho nhiều cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Hơn nữa, theo báo cáo của cơ quan soạn thảo thì cũng chưa thấy có nước nào trên thế giới ban hành riêng một đạo luật về PBGDPL…
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trình bày Tờ trình về Dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Luật BHTG nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động BHTG, khắc phục những bất cập hiện nay và bảo đảm sự đồng bộ với hệ thống pháp luật chung cũng như tiệm cận với thông lệ quốc tế về BHTG. Đồng thời, việc ban hành Luật BHTG sẽ góp phần duy trì và nâng cao niềm tin của người gửi tiền, góp phần giám sát hiệu quả hoạt động của các tổ chức tham gia nhận tiền gửi, tạo cơ chế xử lý minh bạch và theo nguyên tắc thị trường.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trình bày Tờ trình về dự án Luật Giáo dục đại học (GDĐH). Theo đó, sau 25 năm đổi mới của đất nước và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, giáo dục đại học nước ta đã từng bước phát triển về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo; cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, quá trình CNH, HĐH đất nước, bảo đảm QP-AN và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, giáo dục đại học cũng còn hạn chế: Phương pháp quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học chậm được thay đổi, chưa bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của toàn hệ thống, chưa phát huy mạnh mẽ được sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và người học. Nhiều vấn đề quan trọng của giáo dục đại học được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành, cần được điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, pháp điển hóa các quy định còn phân tán trong các văn bản dưới luật thành quy định của Luật Giáo dục đại học.
Vì vậy, việc ban hành Luật Giáo dục đại học là cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, thống nhất cho sự phát triển của giáo dục đại học và thực hiện các mục tiêu của giáo dục đại học. Dự thảo Luật lần này gồm 12 chương, 67 điều.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Đào Trọng Thi trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giáo dục đại học. Ủy ban đề nghị tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh Dự án Luật theo hướng quy định cụ thể, chi tiết hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của một luật chuyên ngành và giải quyết sớm, có hiệu quả những vấn đề cơ bản, cấp bách của GDĐH hiện nay. Báo cáo thẩm tra đã đề cập nhiều nội dung liên quan về mô hình tổ chức và việc phân tầng cơ sở GDĐH; về các đại học đa lĩnh vực tổ chức theo hai cấp; về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở GDĐH; về xã hội hóa GDĐH; về hoạt động khoa học và công nghệ;…
Trong phiên làm việc buổi sáng, QH nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ khóa XIII. Theo đó, Ủy ban Thường vụ QH dự kiến có 96 dự án thuộc Chương trình chính thức (90 dự án luật, sáu dự án pháp lệnh) và 38 dự án thuộc Chương trình chuẩn bị.
Cũng trong phiên làm việc buổi sáng, các đại biểu QH đã nghe Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của QH về Luật Bảo hiểm tiền gửi; nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của QH về dự án Luật Tài nguyên nước.
Bảo đảm tính ổn định bền vững của luật
Buổi chiều, các đại biểu QH làm việc tại tổ, thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH khóa XIII. Tại các tổ có phóng viên Báo Nhân Dân dự, qua thảo luận, nhận thấy hầu hết các đại biểu cơ bản tán thành với dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ khóa XIII, nhất là về bốn quan điểm, căn cứ lập dự kiến Chương trình. Trong đó, nhiều đại biểu nhất trí với chủ trương chỉ đưa vào Chương trình chính thức các dự án luật, pháp lệnh được thuyết minh rõ ràng về sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các nội dung cơ bản; kiên quyết không đưa vào Chương trình chính thức những dự án chưa đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Vấn đề chất lượng, tính khả thi của các dự án luật đã được QH thông qua được nhiều đại biểu quan tâm phát biểu ý kiến đóng góp. Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa – Vũng Tàu), Trần Văn Minh (Quảng Ninh) và một số đại biểu khác cho rằng, chất lượng các dự án Luật đã được thông qua chưa cao, chưa sát với thực tế cuộc sống, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy phải bổ sung, sửa đổi nhiều lần, ảnh hưởng đến tính bền vững và ổn định của Luật. Luật đã được ban hành nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện không đi kèm mà phải đợi các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng nên ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân và thực tế sản xuất, kinh doanh…
Các đại biểu Phạm Xuân Thường và Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng, trong thực tế xây dựng luật và pháp lệnh, QH còn tập trung đối với những luật đơn giản, dễ xây dựng; trong khi đó, những luật phức tạp, đòi hỏi chuyên môn, chuyên ngành cao thì thường hoãn lại, nhất là một số luật về hoạt động kinh tế, thị trường.
Khẳng định công tác xây dựng luật và pháp lệnh của QH ngày càng đi vào nền nếp và đạt những kết quả quan trọng, nhưng đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) cũng nêu rõ, kết quả cụ thể đối với từng luật được thông qua chưa đạt kết quả như mong muốn, mặc dù QH đã đầu tư nhiều thời gian và công sức vào việc khảo sát, nghiên cứu, biên soạn. Trong nhiệm kỳ khóa XIII, QH dự kiến xây dựng 96 dự án thuộc Chương trình chính thức (trong đó có 90 dự án luật và sáu dự án pháp lệnh) nhưng có tới 50 dự án luật là sửa đổi, bổ sung. Điều này chứng tỏ luật mới ít và tính ổn định của các dự án luật đã được thông qua còn nhiều hạn chế.
Nhiều đại biểu đề nghị, để góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng luật, pháp lệnh, các cơ quan liên quan cần gửi văn bản sớm để các đại biểu QH có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và tư vấn các chuyên gia về các vấn đề liên quan. Một số đại biểu đề xuất bổ sung vào Chương trình dự án luật về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, Luật sắp xếp, tổ chức các doanh nghiệp nhà nước, Luật về Sức khỏe tâm thần… Có ý kiến đề nghị nên đưa ra khỏi Chương trình chính thức một số dự án luật, trong đó có Luật Hòa giải cơ sở vì công tác này đang được tiến hành có hiệu quả tốt trong thực tế cuộc sống, chưa cần phải sửa đổi, bổ sung. Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) lại đề nghị cần giữ trong Chương trình dự án Luật Hòa giải cơ sở bởi đây là vấn đề quan trọng, đáp ứng được những yêu cầu từ thực tế cuộc sống của nhân dân và cần được thực hiện tốt hơn nữa. Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) đề nghị cần phải có Luật Quản lý kinh doanh vốn Nhà nước, vì kinh tế nhà nước là chủ đạo, có lúc tổng đầu tư chiếm hơn 30% GDP nhưng chưa có những đánh giá chính xác về hiệu quả… Đồng thời, pháp lệnh về phí, lệ phí cần phải được nâng lên thành luật để có thể tăng nguồn thu cho các địa phương.
Theo Nhandan
Ý kiến ()