LSO-Định hướng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày đã được xác định rõ trong quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn Lạng Sơn thời kỳ 2011-2020. Đây được coi là một trong những hướng đi đột phá, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra mô hình lạc phủ ni lon tại thôn Háng Mới, xã Tân Mỹ, huyện Văn LãngVụ xuân này, cánh đồng thôn Háng Mới, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng khác hẳn so với những vụ trước. Không còn là cây ngô truyền thống, mà thay vào đó phủ trắng nilon để trồng lạc giống mới. Ông Hoàng Đức Mạnh, Chủ tịch Hội nông dân xã cho biết: trước kia người dân trong thôn chỉ canh tác 2 loại cây chính là ngô, lúa chứ chưa bao giờ trồng lạc. Nay thực hiện mô hình thí điểm của Phòng trồng trọt, Sở NN&PTNT, được hỗ trợ toàn bộ vật tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, lại có cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm, cả thôn Háng Mới và Nà Pục ở kế bên đã có 17 hộ tham gia với tổng diện tích...
LSO-Định hướng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày đã được xác định rõ trong quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn Lạng Sơn thời kỳ 2011-2020. Đây được coi là một trong những hướng đi đột phá, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Kiểm tra mô hình lạc phủ ni lon tại thôn Háng Mới, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng
Vụ xuân này, cánh đồng thôn Háng Mới, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng khác hẳn so với những vụ trước. Không còn là cây ngô truyền thống, mà thay vào đó phủ trắng nilon để trồng lạc giống mới. Ông Hoàng Đức Mạnh, Chủ tịch Hội nông dân xã cho biết: trước kia người dân trong thôn chỉ canh tác 2 loại cây chính là ngô, lúa chứ chưa bao giờ trồng lạc. Nay thực hiện mô hình thí điểm của Phòng trồng trọt, Sở NN&PTNT, được hỗ trợ toàn bộ vật tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, lại có cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm, cả thôn Háng Mới và Nà Pục ở kế bên đã có 17 hộ tham gia với tổng diện tích lên tới gần 4ha. Ông Nông Trí Tuệ, thôn Háng Mới kể: mới rồi có xem chương trình nông nghiệp, nông dân trên ti vi, thấy nhiều gia đình, nhiều địa phương làm giàu từ trồng lạc, nên gia đình quyết định chuyển toàn bộ diện tích 14 sào ruộng sang thực hiện mô hình thí điểm trong vụ này. Hy vọng về một vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày đã bắt đầu nhen nhóm trong mỗi người nông dân.
Ông Trần Đại Dũng, Trưởng phòng trồng trọt Sở NN&PTNT cho biết: những năm trước đây UBND tỉnh và ngành NN&PTNT đã có chủ trương mở rộng diện tích trồng lạc thay thế cho các cây trồng có hiệu quả thấp, theo tính toán, nếu canh tác bằng giống mới và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật thì giá trị kinh tế gấp 10 lần so với khoai lang, gấp 3 lần đậu tương và gấp 6 lần trồng ngô. Năm 2010, tổng diện tích trồng lạc trên địa bàn tỉnh ở mức 2.400ha; năng suất đạt khoảng 15tạ/ha. Cũng trong giai đoạn này, Trung tâm khuyến nông đã triển khai mô hình trồng lạc L14 phủ nilon ở một số địa phương như thành phố, Chi Lăng, Cao Lộc…vì vậy so với 10 năm trước đây cả năng suất và diện tích đều tăng khá. Tuy nhiên, nhưng mô hình ấy cũng đang trong bước đầu, quy mô sản xuất chưa lớn, nên so với năng suất bình quân của cả nước thì vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, điều kiện đất đai, khí hậu của Lạng Sơn được đánh giá là phù hợp để phát triển loại cây này. Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 đã đề ra lộ trình, đến năm 2015 tổng diện tích lạc trong toàn tỉnh đạt 3.000ha, năng suất 20,35 tạ/ha và đến năm 2020 tăng lên 3.500ha, năng suất đạt 22,4tạ/ha, đưa tổng sản lượng lạc của toàn tỉnh lên gần 8.000 tấn. Muốn thực hiện được lộ trình đó thì việc tuyển chọn, tìm ra các loại giống phù hợp và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất là khâu quan trọng.
Đầu năm 2011, Phòng trồng trọt Sở NN&PTNT đã triển khai đề tài nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn một số giống lạc năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Lạng Sơn. Ông Trần Đại Dũng, Chủ nhiệm đề tài cho biết: hiện nay đã tiến hành xong việc điều tra hiện trạng sản xuất lạc trên địa bàn tỉnh để xác định khó khăn và đưa ra giải pháp khắc phục, đồng thời khảo nghiệm các giống lạc triển vọng trên đất phù sa và đất xám bạc màu. Đến thời điểm này đang triển khai mô hình trình diễn với quy mô 10ha tại Văn Lãng và Văn Quan. Trên cơ sở đã được khảo nghiệm, cán bộ chuyên môn khẳng định năng suất sẽ đạt từ 30tạ/ha, cao hơn rất nhiều so với năng suất bình quân hiện nay.
Ngay sau khi thu hoạch, cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành hội nghị đầu bờ và sẽ được Trung tâm Khuyến nông tiếp tục triển khai để phát triển mô hình thí điểm thành sản xuất đại trà, mở ra vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao như chiến lược phát triển nông nghiệp Lạng Sơn đã xác định.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()