LSO-Những năm trước đây, người dân không rõ hiệu quả kinh tế từ cây dó bầu (cây dó) như thế nào, chỉ thấy nhiều lái buôn thường về một số địa phương để thu mua vỏ cây với giá rẻ từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng/kg để xuất bán sang Trung Quốc. Việc bà con khai thác ồ ạt đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, diện tích cây dó giảm sút. Sau khi công nghệ chiết xuất tinh dầu từ cây dó bầu được Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất thử nghiệm ở một số tỉnh, cùng với sự phổ biến, tuyên truyền rộng rãi việc phát triển cây dó theo chủ trương của Chính phủ, người dân đã dần hiểu ra giá trị kinh tế của cây dó. Từ đó, trên khắp các tỉnh, người dân đã đầu tư trồng và khôi phục diện tích cây dó. Cây dó có nhiều tác dụng như: tạo trầm; chiết suất tinh dầu; làm đồ gỗ mỹ nghệ, phong thủy; lá cây làm trà. Trong đó, việc chiết xuất tinh dầu là cho hiệu quả kinh tế cao...
LSO-Những năm trước đây, người dân không rõ hiệu quả kinh tế từ cây dó bầu (cây dó) như thế nào, chỉ thấy nhiều lái buôn thường về một số địa phương để thu mua vỏ cây với giá rẻ từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng/kg để xuất bán sang Trung Quốc. Việc bà con khai thác ồ ạt đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, diện tích cây dó giảm sút. Sau khi công nghệ chiết xuất tinh dầu từ cây dó bầu được Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất thử nghiệm ở một số tỉnh, cùng với sự phổ biến, tuyên truyền rộng rãi việc phát triển cây dó theo chủ trương của Chính phủ, người dân đã dần hiểu ra giá trị kinh tế của cây dó. Từ đó, trên khắp các tỉnh, người dân đã đầu tư trồng và khôi phục diện tích cây dó. Cây dó có nhiều tác dụng như: tạo trầm; chiết suất tinh dầu; làm đồ gỗ mỹ nghệ, phong thủy; lá cây làm trà. Trong đó, việc chiết xuất tinh dầu là cho hiệu quả kinh tế cao và thiết thực nhất.
Ông Tuấn bên luống cây dó bầu giống
Năm 2010, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh đã thực hiện đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất tinh dầu từ cây dó bầu cho doanh nghiệp tư nhân tinh dầu và chất thơm Phương Ngọc theo chương trình khuyến công địa phương. Ông Nguyễn Đắc Thủy, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: đánh giá cao tiềm năng kinh tế từ cây dó, đồng thời tạo việc làm cho lao động địa phương có thu nhập ổn định, khuyến khích phát triển trồng rừng, đặc biệt là phát triển cây dó bầu và thúc đẩy các ngành nghề công nghiệp, sử dụng tiềm năng lợi thế sẵn có của địa phương, Sở đã thực hiện hoàn thành đề án hỗ trợ doanh nghiệp Phương Ngọc đưa dây chuyền sản xuất tinh dầu từ cây gió bầu và hoạt động với công suất 24 lít tinh dầu/năm. Đây là sản phẩm mới và công nghệ, thiết bị mới được áp dụng đầu tiên trong khu vực miền núi phía Bắc (dây chuyền thiết bị do Công ty Cổ phần tinh dầu và chất thơm thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp). Qua đó tạo việc làm cho 30 lao động địa phương với thu nhập bình quân 2.500.000 đồng/tháng.
Hiện nay Doanh nghiệp đang tiến hành ký kết hợp đồng thu mua các loại gỗ cây gió bầu đã đến tuổi khai thác của nhân dân trong vùng nguyên liệu, giải quyết tận thu nguồn nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên và các nguồn nguyên liệu do người dân đã trồng. Anh Lê Quang Trung, ở Ngả Hai, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn cho biết: anh chuyên đi thu mua cây dó bầu từ năm 2010 tại các địa bàn trong tỉnh, theo hình thức mua cả thân cây và cành với giá từ 6.000 đồng – 10.000 đồng/kg để bán cho doanh nghiệp Phương Ngọc. Từ đó đến nay, bà con không khai thác vỏ cây nữa mà tập trung vào trồng phát triển diện tích rừng cây dó. Các hộ có diện tích cây dó đã đến tuổi khai thác thì bình quân mỗi tháng cũng cho thu nhập từ việc bán cây dó khoảng 5 triệu đồng. Tại huyện Bắc Sơn diện tích cây dó đã được bà con trồng mới được khoảng 50 ha tập trung trên địa bàn các xã Tân Thành, Tân Tri, Vũ Lễ…
Rõ ràng so với cây bạch đàn, cây keo thì cây dó có giá trị kinh tế cao hơn cả. Nếu như thị trường xuất khẩu tinh dầu ổn định thì với năng suất của doanh nghiệp Phương Ngọc như hiện nay, mỗi tháng cần thu mua khoảng 40 tấn cây dó với số tiền từ 24 triệu – 40 triệu đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất tinh dầu khác cũng thường xuyên thu mua cây dó từ tỉnh ta, bởi theo đánh giá của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì hàm lượng tinh dầu của cây dó ở Lạng Sơn là rất tốt, nhất là ở khu vực huyện Bắc Sơn, Bình Gia. Riêng doanh nghiệp Phương Ngọc cũng đã làm trung gian xuất hàng trăm tấn cây dó khô vào khu vực các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Hiện tại nhiều hộ gia đình trong tỉnh đã triển khai mô hình ươm giống cây dó. Anh Lăng Văn Tuấn ở khối Trần Quang Khải II, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn cho biết: gần đây anh được biết giá trị kinh tế của cây dó là rất cao nên đã gieo thử nghiệm hơn 1000 cây, hiện tại cây phát triển tốt. Đã có nhiều hộ đến đặt mua cây giống nên tiến tới anh sẽ nhân rộng mô hình để tăng số lượng giống cây phục vụ nhu cầu của bà con.
Anh Dũng
Ý kiến ()