Triển vọng kinh tế khả quan của Việt Nam
Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn "Nhà Kinh tế" (Anh) vừa đưa ra đánh giá mới nhất về tình hình kinh tế của Việt Nam, theo đó EIU xác nhận triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2014 là khả quan. Theo TTXVN, đánh giá của EIU nêu rõ, sau mấy năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối thấp, nền kinh tế Việt Nam đang vượt qua giai đoạn khó khăn, với dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực chế tạo phục vụ xuất khẩu có dấu hiệu tăng trở lại.
Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn “Nhà Kinh tế” (Anh) vừa đưa ra đánh giá mới nhất về tình hình kinh tế của Việt Nam, theo đó EIU xác nhận triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2014 là khả quan. Theo TTXVN, đánh giá của EIU nêu rõ, sau mấy năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối thấp, nền kinh tế Việt Nam đang vượt qua giai đoạn khó khăn, với dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực chế tạo phục vụ xuất khẩu có dấu hiệu tăng trở lại.
Khả năng cạnh tranh của Việt Nam đang củng cố sự lạc quan về nhịp độ tăng trưởng kinh tế khả quan trong năm 2014 nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kim ngạch xuất khẩu đều tăng mạnh.
Theo EIU, Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực chế tạo phục vụ xuất khẩu do nước này có những ưu thế so với các nước trong khu vực, trong đó có cơ sở hạ tầng vận tải, nguyên liệu đầu vào và thành phẩm. Việt Nam cũng có mạng lưới điện rộng, cung cấp điện tới hơn 90% dân số. Với hàng loạt yếu tố tích cực như hoạt động chế tạo được cải thiện, kim ngạch xuất khẩu gia tăng và những tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều người kỳ vọng về một nhịp độ tăng trưởng khả quan của Việt Nam trong năm tới, bất chấp những rủi ro do các khoản nợ xấu trong ngành ngân hàng gây ra.
* Theo Kyodo, ngày 25-11, Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch thành lập nhóm nhiệm vụ đặc biệt, gồm cả khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân để tăng cường các hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thiết bị y tế và hệ thống bảo hiểm tới các nước Cam-pu-chia, Thái-lan, Việt Nam, Mi-an-ma và Lào. Nhóm nhiệm vụ đặc biệt này sẽ có sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao, kinh tế, thương mại và công nghiệp, cùng lãnh đạo các bệnh viện, đại diện các công ty bảo hiểm và các nhà sản xuất thiết bị y tế.
Kế hoạch nói trên là một phần trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê. Theo đó, Nhật Bản hướng tới ký một biên bản ghi nhớ (MoU) về mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế với năm nước thuộc khu vực sông Mê Công khi chủ trì một hội nghị cấp cao tại Tô-ki-ô từ ngày 13 đến 15-12 tới, nhằm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – ASEAN.
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()