Triển vọng khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới
Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU) có kế hoạch xây dựng một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm khoảng một phần hai sản lượng kinh tế và một phần ba trao đổi thương mại thế giới.Hai bên hy vọng khu vực thương mại tự do này ra đời là động lực thúc đẩy các nền kinh tế đang suy giảm của cả hai bên phát triển mạnh trở lại.Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma cho biết, sẽ cùng với Chủ tịch Hội đồng EU H.Rôm-pơi và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) H.Ba-rô-xô tiến hành các cuộc thương thảo về Hiệp định bãi bỏ hàng rào thuế quan và những hạn chế trong trao đổi thương mại. Các cuộc đàm phán có thể được khởi sự vào giữa năm nay và hy vọng sẽ kết thúc vào giữa năm 2015. Theo ông Ba-rô-xô, khu vực thương mại tự do khổng lồ nhất thế giới với 800 triệu dân sẽ tạo ra 50% sản lượng kinh tế thế giới và là đối trọng cạnh tranh nặng ký với Trung Quốc và Ấn Độ. Qua đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước EU hằng...
Hai bên hy vọng khu vực thương mại tự do này ra đời là động lực thúc đẩy các nền kinh tế đang suy giảm của cả hai bên phát triển mạnh trở lại.
Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma cho biết, sẽ cùng với Chủ tịch Hội đồng EU H.Rôm-pơi và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) H.Ba-rô-xô tiến hành các cuộc thương thảo về Hiệp định bãi bỏ hàng rào thuế quan và những hạn chế trong trao đổi thương mại. Các cuộc đàm phán có thể được khởi sự vào giữa năm nay và hy vọng sẽ kết thúc vào giữa năm 2015. Theo ông Ba-rô-xô, khu vực thương mại tự do khổng lồ nhất thế giới với 800 triệu dân sẽ tạo ra 50% sản lượng kinh tế thế giới và là đối trọng cạnh tranh nặng ký với Trung Quốc và Ấn Độ. Qua đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước EU hằng năm có thể tăng thêm 0,5% nhờ bãi bỏ thuế quan và những rào cản thương mại. Mặc dù thuế quan giữa Mỹ và EU hiện tương đối thấp, nhưng vẫn ở mức từ 5% đến 7%. Các hiệp hội kinh tế chờ đợi với việc ra đời khu thương mại tự do, hàng rào thuế quan được bãi bỏ, tình trạng quan liêu sẽ giảm và có nhiều tiền hơn cho đầu tư.
Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma kỳ vọng trong nhiệm kỳ thứ hai, dựa vào thúc đẩy thương mại quốc tế, ông sẽ tạo ra xung lực phát triển mới cho kinh tế đang suy giảm của Mỹ. Thủ tướng Đức A.Méc-ken và Bộ trưởng Kinh tế P.Ruết-xlơ hoan nghênh thông báo của Tổng thống Mỹ và hy vọng với Hiệp định này sẽ tạo cho hai bên đối tác bước phát triển nhảy vọt về thị trường lao động và thu nhập. Kinh tế Đức hứa hẹn sẽ tăng mạnh nhờ Hiệp định thương mại tự do. Phòng Công thương liên bang Đức ước tính xuất khẩu của Đức sang Mỹ hằng năm có thể tăng từ ba đến năm tỷ ơ-rô. Chính phủ Đức ủng hộ mạnh mẽ Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Mỹ. Tại Diễn đàn Đa-vốt vừa qua, Thủ tướng Méc-ken kêu gọi châu Âu chống mọi hạn chế thương mại trên thị trường và sớm khởi xướng các cuộc đàm phán với phía Mỹ về Hiệp định này.
Tuy nhiên, nhiều quan chức EU cho rằng, thực tế giữa hai bên có khá nhiều xung đột thương mại, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, sẽ khiến các cuộc đàm phán khó khăn. Nhiều rào cản thương mại bắt buộc phải dỡ bỏ, nhiều quy định và hệ thống luật pháp giữa Mỹ và EU cần được điều chỉnh và xây dựng các tiêu chí tương đồng. Giữa EU và Mỹ còn nhiều quan điểm khác nhau về các vấn đề nông nghiệp và công nghiệp hóa học. Sự khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm thường bị cấm vận hoặc đánh thuế cao, thậm chí tới từ 10% đến 20%. Đặc biệt là các chi tiết kỹ thuật đối với thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp, chẳng hạn tranh cãi về lệnh cấm nhập khẩu của EU đối với gia cầm từ Mỹ được tẩy trùng bằng Clo; hay EU không chấp nhận việc sử dụng hoóc-môn tăng trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc các sản phẩm cây trồng biến đổi gien… Do vậy, EU không muốn đưa những vấn đề đó vào nội hàm Hiệp định thương mại tự do, vì nó sẽ gây trở ngại cho các cuộc đàm phán. Ngoài ra, các cuộc tranh cãi giữa Mỹ và EU cũng thường xuất hiện trong lĩnh vực bảo vệ thông tin, dữ liệu. Nhưng, tiêu chí trao đổi thông tin, dữ liệu là rất quan trọng đối với các công ty như Google, Facebook hoặc Amazon, sẽ được đề cập trong chương trình nghị sự đàm phán. Những tranh cãi chung quanh hai tập đoàn công nghiệp chế tạo máy bay Boeing và Airbus sẽ không nằm trong Hiệp định…
Một Hiệp định tự do thương mại giữa EU và Mỹ, hai khu vực kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ có một tầm vóc khổng lồ tác động mạnh tới hoạt động giao thương thế giới và nhiều khu vực. Chủ tịch Hiệp hội Ngoại thương Đức (BGA) G.Na-ghen cảnh báo, Mỹ và EU không nên sử dụng hiệp định này để kiềm chế các đối thủ cạnh tranh. Và theo ông Na-ghen, đã xuất hiện mối lo ngại một “NATO kinh tế” ra đời.
Theo Nhandan
Ý kiến ()