Triển khai công tác tư pháp năm 2013
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các đại biểu dự hội nghị. ( Ảnh: DOÃN TẤN (TTXVN) )* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghịHôm qua 9-1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013 với sự chủ trì của các đồng chí: Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Hà Hùng Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Tư pháp. Dự Hội nghị, có đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch QH; các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành ở T.Ư; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, công tác tư pháp năm 2012 đã bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của QH, Chính phủ, triển khai cơ bản toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ được giao và thu được kết quả trên nhiều lĩnh vực như: Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giúp Chính phủ, HĐND, UBND...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các đại biểu dự hội nghị. ( Ảnh: DOÃN TẤN (TTXVN) ) |
* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị
Hôm qua 9-1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013 với sự chủ trì của các đồng chí: Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Hà Hùng Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Tư pháp. Dự Hội nghị, có đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch QH; các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành ở T.Ư; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.
Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, công tác tư pháp năm 2012 đã bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của QH, Chính phủ, triển khai cơ bản toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ được giao và thu được kết quả trên nhiều lĩnh vực như: Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giúp Chính phủ, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Công tác xây dựng thể chế có nhiều tiến bộ, tạo cơ sở pháp lý cho việc chỉ đạo điều hành các mặt phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, của đất nước. Thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước tiếp tục được đơn giản hóa và kiểm soát chặt chẽ, bước đầu hình thành cơ chế thống nhất, đồng bộ giữa xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), theo dõi thi hành pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp; công tác hành chính tư pháp đã đi vào nền nếp, giải quyết một khối lượng lớn yêu cầu của người dân trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm; công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội tham gia các dịch vụ công trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Thi hành án dân sự (THADS) được đẩy mạnh, phù hợp xu thế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Công tác THADS sau ba năm rưỡi triển khai thi hành Luật THADS tiếp tục phát triển bền vững. Công tác đào tạo cán bộ pháp luật cho cơ sở được đẩy mạnh; công tác hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật bước đầu đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Những kết quả nêu trên đã đóng góp thiết thực vào những thành tựu chung của địa phương, đất nước về phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh. Nhờ đó, vai trò của công tác tư pháp trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng được khẳng định; vị trí của ngành tư pháp từ Trung ương tới địa phương ngày càng được củng cố, tăng cường. Ngành được tin tưởng giao thêm nhiều nhiệm vụ mới.
Bên cạnh đó, công tác tư pháp vẫn còn một số hạn chế, bất cập, chưa bảo đảm hoàn thành đúng Chương trình công tác của ngành năm 2012, như: Chưa có những giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng hệ thống pháp luật cồng kềnh, phức tạp, tính khả thi chưa cao. Tiến độ, chất lượng xây dựng, thẩm định VBQPPL còn hạn chế, nhất là việc ban hành thông tư, thông tư liên tịch; công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở một số địa bàn vẫn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất. Thủ tục hành chính còn rườm rà, chi phí tuân thủ lớn; quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực chậm được đổi mới…
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đã đạt được, nguyên nhân và những hạn chế của công tác tư pháp năm 2012, hội nghị đề ra phương hướng công tác tư pháp năm 2013 gồm sáu điểm, trong đó tập trung tham mưu giúp Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương xây dựng thể chế, trước hết là trong các lĩnh vực có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phát huy dân chủ, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khâu đột phá chiến lược trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 – 2020. Trọng tâm là tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật rường cột của hệ thống pháp luật. Xây dựng và thực hiện quy trình thống nhất trong xây dựng, thẩm định VBQPPL và kiểm soát thủ tục hành chính nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng VBQPPL.
Sau khi nghe một số ý kiến tham luận của các đại biểu như kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp ở TP Hồ Chí Minh… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, đánh giá cao và biểu dương những kết quả công tác nổi bật ngành tư pháp đạt được trong năm 2012. Thủ tướng khẳng định, những thành tựu chung của cả nước trong năm qua là có sự đóng góp quan trọng của ngành tư pháp. Thủ tướng nêu rõ, trong năm 2012, công tác tư pháp đã bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của Quốc hội, Chính phủ, triển khai cơ bản toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ được giao và thu được kết quả trên nhiều lĩnh vực.
Đồng tình với nội dung phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu công tác tư pháp năm 2013, nhất là mười nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2013, Thủ tướng đề nghị, trong năm 2013, toàn ngành tư pháp phải tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, trước hết là trong các lĩnh vực có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Thủ tướng nêu rõ, xây dựng thể chế phải có tính ổn định và dự báo cao, thật sự là khuôn khổ pháp lý để thu hút, tạo dựng và củng cố niềm tin của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp… Trách nhiệm này là của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, nhưng ngành tư pháp có vai trò tham mưu nòng cốt, quan trọng. Thủ tướng yêu cầu, trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ đã xác định, ngành tư pháp cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, đóng góp vào việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; triển khai quyết liệt, hoàn thành đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 của Quốc hội; kịp thời xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, cơ bản khắc phục tình trạng nợ đọng các văn bản nêu trên trong năm 2013… Thủ tướng cũng nêu rõ, việc nâng cao chất lượng xây dựng thể chế cần chú ý đổi mới, cải tiến quy trình, thủ tục xây dựng thể chế và đánh giá các tác động của chính sách tới đời sống xã hội. Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành cần nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, ban hành thể chế. Việc làm này quyết định tới việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Trên cơ sở hoàn thành việc chuyển giao công tác kiểm soát thủ tục hành chính từ văn phòng các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh sang tổ chức pháp chế và sở tư pháp, Thủ tướng đề nghị ngành tư pháp cần tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính, bảo đảm việc cắt giảm các gánh nặng và giảm tối đa chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; cải thiện chất lượng thủ tục hành chính. Trong năm nay, ngành tập trung xây dựng và trình Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân. Ngành tư pháp cần triển khai có hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2013 và nâng cao chất lượng kiểm tra VBQPPL, kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị xử lý VBQPPL có nội dung trái pháp luật; tạo bước đột phá về chất lượng thẩm định VBQPPL. Thủ tướng đề nghị ngành tư pháp cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của ngành, trên cơ sở đó kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức ngang tầm với nhiệm vụ được giao…
Theo Nhandan
Ý kiến ()