LSO - Sáng 24/12/2012, tại hội trường UBND tỉnh đã diễn ra buổi họp về việc triển khai thực hiện chương trình dự trữ hàng hoá, bình ổn giá cả thị trường cuối năm 2012, các tháng đầu năm 2013 do đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan và lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Bình phát biểu tại buổi họpThực hiện chương trình bình ổn cho những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013, trên cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động đăng ký tham gia chương trình của doanh nghiệp, sau khi thống nhất với Sở Công thương, Sở Tài chính đã trình UBND tỉnh cho 4 doanh nghiệp vay vốn ưu đãi (lãi suất 0%) từ ngân sách Nhà nước tổng số tiền là 20 tỷ đồng, trong đó: Công ty CP Thành Đô 8 tỷ đồng; công ty CP Thương mại Lạng Sơn 3 tỷ đồng; Công ty CP Vật tư nông nghiệp 5 tỷ đồng; doanh nghiệp tư nhân Trần Lệnh Thương 4 tỷ đồng. Ngoài ra còn có Công ty...
LSO – Sáng 24/12/2012, tại hội trường UBND tỉnh đã diễn ra buổi họp về việc triển khai thực hiện chương trình dự trữ hàng hoá, bình ổn giá cả thị trường cuối năm 2012, các tháng đầu năm 2013 do đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan và lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình phát biểu tại buổi họp
Thực hiện chương trình bình ổn cho những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013, trên cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động đăng ký tham gia chương trình của doanh nghiệp, sau khi thống nhất với Sở Công thương, Sở Tài chính đã trình UBND tỉnh cho 4 doanh nghiệp vay vốn ưu đãi (lãi suất 0%) từ ngân sách Nhà nước tổng số tiền là 20 tỷ đồng, trong đó: Công ty CP Thành Đô 8 tỷ đồng; công ty CP Thương mại Lạng Sơn 3 tỷ đồng; Công ty CP Vật tư nông nghiệp 5 tỷ đồng; doanh nghiệp tư nhân Trần Lệnh Thương 4 tỷ đồng. Ngoài ra còn có Công ty CP phần Lương thực Cao Lạng tham gia chương trình nhưng không sử dụng vốn vay ưu đãi.
Các mặt hàng tham gia chương trình vẫn tập trung vào hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Tổng giá trị các loại hàng hoá doanh nghiệp đăng ký tham gia là 128,723 tỷ đồng. Các doanh nghiệp tham gia chương trình cam kết sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích, thực hiện dự trữ hàng hoá thiết yếu, đảm bảo thực hiện bình ổn giá cả trên thị trường là yêu cầu cấp bách, các doanh nghiệp phải nghiêm túc triển khai và thực hiện theo đúng thời gian quy định. Giá bán hàng hoá thấp hơn giá thị trường từ 5 – 10%. Sau khi nghe dự thảo báo cáo nội dung chương trình, các đại biểu đã tham gia đóng góp ý kiến để công tác triển khai thực hiện chương trình dự trữ hàng hoá và bình ổn giá cả thị trường năm nay có thể đạt được kết quả tốt hơn. Đồng chí Nguyễn Văn Bình đã phát biểu đề nghị các cấp, các ngành cần tập trung công tác điều hành, chỉ đạo, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, biến động giá cả thị trường để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, nhất là những thời điểm nhạy cảm như lễ, tết ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, hàng hoá chưa phong phú. Khả năng ngân sách nhà nước của tỉnh còn hạn hẹp, nên các doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn ưu đãi một cách linh hoạt, đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất. Đồng chí cũng nhấn mạnh, các ngành chức năng cần đảm bảo đủ số lượng và ổn định về giá cả lương thực cho dân, không để xảy ra tình trạng dân bị thiếu lương thực trong ngày lễ, tết.
Ý kiến ()