Triển khai chương trình sữa học đường
Sữa được đánh giá là một trong những thực phẩm có đầy đủ các chất dinh dưỡng và các yếu tố giúp cho sự tăng trưởng cơ thể, nhất là ở tuổi học đường. Vì thế, Chương trình sữa học đường đang ngày càng phát triển trên toàn thế giới. Ở nước ta, những năm qua một số tỉnh, thành phố, tổ chức và cá nhân rất quan tâm, ủng hộ Chương trình sữa học đường. Mới đây, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định tiếp tục Chương trình sữa học đường giai đoạn 2 (từ năm 2012 đến 2016). Theo đó, sẽ cung cấp sữa miễn phí cho hơn 270 nghìn trẻ ở lứa tuổi mầm non trên phạm vi toàn tỉnh trong suốt năm năm. Cụ thể, mỗi trẻ dưới sáu tuổi sẽ được uống sữa miễn phí hai lần/tuần trong suốt năm học (chín tháng), với trẻ em từ 3 đến 5 tuổi bị suy dinh dưỡng được uống sữa miễn phí bốn lần/tuần trong suốt cả năm. Như vậy, Bà Rịa- Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trên cả nước cho trẻ mầm non được uống sữa miễn phí suốt cả năm học. Trước đó, Quỹ Bảo...
Mới đây, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định tiếp tục Chương trình sữa học đường giai đoạn 2 (từ năm 2012 đến 2016). Theo đó, sẽ cung cấp sữa miễn phí cho hơn 270 nghìn trẻ ở lứa tuổi mầm non trên phạm vi toàn tỉnh trong suốt năm năm. Cụ thể, mỗi trẻ dưới sáu tuổi sẽ được uống sữa miễn phí hai lần/tuần trong suốt năm học (chín tháng), với trẻ em từ 3 đến 5 tuổi bị suy dinh dưỡng được uống sữa miễn phí bốn lần/tuần trong suốt cả năm. Như vậy, Bà Rịa- Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trên cả nước cho trẻ mầm non được uống sữa miễn phí suốt cả năm học. Trước đó, Quỹ Bảo trợ trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cũng thực hiện chương trình “Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam” dành cho trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật đang sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, học sinh mầm non, tiểu học tại các huyện nghèo, miền núi, biên giới, hải đảo và những vùng khó khăn trong cả nước. Các thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng tích cực hưởng ứng ngày “Uống sữa thế giới” và ngày “Sữa học đường thế giới” bằng nhiều hình thức để trẻ em được uống sữa miễn phí…
Có thể thấy, Chương trình sữa học đường đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho trẻ em, đồng thời còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển các ngành sản xuất, chế biến sữa cũng như ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để thực hiện thành công Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 đã được Chính phủ phê duyệt vào năm 2011.
Tuy nhiên, nhiều địa phương hiện chưa thật sự quan tâm Chương trình sữa học đường, chưa nỗ lực trong việc huy động các nguồn lực tài chính cũng như kêu gọi sự hợp tác, tài trợ của các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh sữa để tổ chức những hoạt động hưởng ứng ngày “Uống sữa thế giới”, ngày “Sữa học đường thế giới” và tổ chức Chương trình sữa học đường phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội địa phương.
Thiết nghĩ các địa phương cần bắt tay vào việc nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách thuận lợi cho việc xây dựng và triển khai Chương trình sữa học đường trên từng địa bàn. Mặt khác, kêu gọi các đoàn thể, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia, ủng hộ một cách hiệu quả cho chương trình. Có thể, tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương mà thực hiện thí điểm trên phạm vi hẹp, ưu tiên dành sữa cho trẻ em các xã, huyện nghèo trước, sau đó nhân rộng ra toàn tỉnh, thành phố… Về lâu dài, cần có một chương trình tổng thể về sữa học đưòng với sự tham gia tích cực của UBND các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành liên quan nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 có 45 – 50% và năm 2020 sẽ là toàn bộ các trường mẫu giáo và tiểu học trên cả nước được hưởng nguồn sữa miễn phí từ Chương trình sữa học đường.
Theo Nhandan
Ý kiến ()