Triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh tay, chân, miệng
Ngày 27-9, Sở Y tế Đác Lắc tổ chức Hội nghị triển khai Chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống bệnh tay, chân, miệng. Từ đầu năm 2011 đến nay, Đác Lắc đã ghi nhận 1.380 ca bệnh tay, chân, miệng (TCM), (trong đó có một người chết) tại 152 xã, phường của 15 huyện, thị xã, thành phố. Bệnh TCM diễn biến có chiều hướng phức tạp, dịch tập trung nhiều ở các địa phương.Qua kiểm tra tại một số địa phương nổi lên một số hạn chế làm cho công tác phòng, chống bệnh chưa đạt hiệu quả, đó là: mầm bệnh chưa được khống chế do môi trường không bảo đảm; biện pháp dự phòng chưa thực hiện quyết liệt, nhất là ở tuyến xã; sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống dịch chưa thực hiện chặt chẽ. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch triển khai Chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống bệnh TCM để nâng cao nhận thức của người dân trong chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh TCM, giảm thiểu nguy cơ về số người mắc và số người chết...
Qua kiểm tra tại một số địa phương nổi lên một số hạn chế làm cho công tác phòng, chống bệnh chưa đạt hiệu quả, đó là: mầm bệnh chưa được khống chế do môi trường không bảo đảm; biện pháp dự phòng chưa thực hiện quy ết liệt, nhất là ở tuyến xã; sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống dịch chưa thực hiện chặt chẽ. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch triển khai Chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống bệnh TCM để nâng cao nhận thức của người dân trong chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh TCM, giảm thiểu nguy cơ về số người mắc vàsố người chết do TCM trên địa bàn. Chiến dịch được triển khai vào ngày 1-10 với sự tham gia của hơn 1.200 người.
* Theo Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 570 trường hợp mắc bệnh TCM tại 141 xã, phường, thị trấn, tập trung chủ yếu ở TP Việt Trì, các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng. Mặc dù
chưa có trường hợp nào chết, nhưng để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế, giáo dục, các địa phương vàcác trường học đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kịp thời theo dõi, phát hiện các trường hợp nghi nhiễm để cách ly vàđiều trị; tăng cường phối hợp triển khai các biện pháp khống chế dịch bệnh; tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên vàgiám sát chặt chẽ các vùng đang có dịch, nhất là vùng sâu, vùng xa.
* Ngày 27-9, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thái Bình cho biết, tính đến ngày 25-9, trung tâm đã ghi nhận 379 trường hợp mắc bệnh TCM, trong đó 370 ca đã khỏi. Hiện dịch bệnh TCM cơ bản ổn định, không có ổ dịch lớn, không có ca biến chứng nặng vàkhông có trường hợp người bệnh chết. Tuy nhiên, người dân vàcác cơ quan chức năng cũng không nên vì thế mà xem nhẹ, lơ là. Hiện Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thái Bình đang lồng ghép việc tập huấn, tuyên truyền dịch bệnh TCM vào khuôn khổ của dự án sốt xuất huyết. Trong khuôn khổ dự án sốt xuất huyết đợt hai này (11-10), trung tâm sẽ triển khai đại trà công tác vệ sinh, phòng, chống bệnh TCM không chỉ ở các xã điểm như trước mà trên phạm vi toàn tỉnh. Từ ngày 27 đến 29-9, trung tâm sẽ tổ chức sáu lớp tập huấn với số lượng 270 cán bộ cho các ngành: Mặt trận tổ quốc, Cựu chiến binh, Hội phụ nữ…
* Ngày 27-9, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, vừa thành lập tổ phản ứng nhanh ứng phó bệnh TCM. Tổ phản ứng nhanh đã thống nhất quy trình thăm khám, xét nghiệm, theo dõi những trường hợp nghi ngờ vànhững ca bệnh nặng. Cùng đó, tại mỗi phòng khám đều dán hướng dẫn chẩn đoán TCM giúp các bác sĩ phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh.
Đáng chú ý, sau khi có thông tin về một cháu bé ba tuổi ở Hà Nội chết do TCM, trong những ngày qua số trẻ đến bệnh việnkhám tăng từ 50 đến 70% so bình thường. Một số gia đình nằng nặc đòi cho con nhập viện dù bệnh của trẻ ở thể nhẹ không nhất thiếtphải điều trị nội trú. Tuy nhiên, theo các bác sĩ ở đây, TCM là bệnh lý lây nhiễm do vi-rút, hầu hết bệnh tự khỏi, chỉ một nhóm rất nhỏ nhiễm vi-rút EV71. Không phải trường hợp nào nhiễm vi-rút này cũng dẫn đến chết. Hiện bệnh việncòn chín bệnh nhi mắc TCM đang điều trị, trong đó một trường hợp nhiễm vi-rút EV71 bị biến chứng viêm não, kèm hôn mê, suy thở. Sau khi được điều trị tích cực hiện cháu bé đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Theo Nhandan
Ý kiến ()