Ngày 24-3, UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động triển khai chiến dịch Quốc gia phòng, chống bệnh tay, chân, miệng (TCM). Từ đầu năm đến ngày 21-3, thành phố có hơn 1.500 ca TCM, tăng gấp ba lần so cùng kỳ năm 2011 (trong đó một người chết tại quận 8).Hiện, bệnh có diễn biến phức tạp, mỗi tuần, thành phố có thêm 200 ca mắc mới. Bệnh lan rộng tại 65% phường, xã, tập trung nhiều tại quận 8, quận 7, Bình Tân, huyện Bình Chánh... Để ngăn chặn bệnh TCM, thành phố huy động các sở, ngành, đoàn thể cùng tham gia phòng, chống bệnh, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động người dân thực hiện vệ sinh hằng ngày, khử khuẩn hằng tuần; hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách.Thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trong ba tháng đầu năm, cả nước đã ghi nhận 15 nghìn ca mắc TCM, cao hơn bảy lần cùng kỳ năm 2011, trong đó có 11 ca tử vong. Theo đánh giá, dịch lây lan mạnh bởi tỷ lệ người lành mang trùng (có vi-rút gây bệnh nhưng...
Ngày 24-3, UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động triển khai chiến dịch Quốc gia phòng, chống bệnh tay, chân, miệng (TCM). Từ đầu năm đến ngày 21-3, thành phố có hơn 1.500 ca TCM, tăng gấp ba lần so cùng kỳ năm 2011 (trong đó một người chết tại quận 8).
Hiện, bệnh có diễn biến phức tạp, mỗi tuần, thành phố có thêm 200 ca mắc mới. Bệnh lan rộng tại 65% phường, xã, tập trung nhiều tại quận 8, quận 7, Bình Tân, huyện Bình Chánh… Để ngăn chặn bệnh TCM, thành phố huy động các sở, ngành, đoàn thể cùng tham gia phòng, chống bệnh, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động người dân thực hiện vệ sinh hằng ngày, khử khuẩn hằng tuần; hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách.
Thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trong ba tháng đầu năm, cả nước đã ghi nhận 15 nghìn ca mắc TCM, cao hơn bảy lần cùng kỳ năm 2011, trong đó có 11 ca tử vong. Theo đánh giá, dịch lây lan mạnh bởi tỷ lệ người lành mang trùng (có vi-rút gây bệnh nhưng không biểu hiện lâm sàng) tại ổ dịch rất cao, lên đến 71%; có tới 70% số trẻ em mắc bệnh là nhóm trẻ tại gia đình không đến lớp mầm non, mẫu giáo… Chính vì vậy, số người mắc TCM còn diễn biến phức tạp và tiếp tục tăng cao, có thể tương đương năm trước. Bộ Y tế đã chỉ đạo đẩy mạnh truyền thông, hướng dẫn người dân có thực hành đúng về kỹ năng phòng bệnh. Phát động chiến dịch rửa tay bằng xà-phòng, huy động các nguồn cấp xà-phòng cho các hộ gia đình có trẻ em dưới ba tuổi, với khoảng năm triệu hộ. Bộ cũng đề nghị các địa phương và các đơn vị y tế tuyến dưới tăng cường hoạt động giám sát để phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch. Ngoài ra, các đơn vị được giao cũng đang liên tục tổ chức các lớp tập huấn về chẩn đoán điều trị bệnh TCM; mở rộng tuyến điều trị, không để tình trạng trẻ nặng phải chuyển lên tuyến trên dẫn đến tử vong trên đường.
Sáng 24-3, Sở Y tế tỉnh Gia Lai tổ chức phát động hưởng ứng chiến dịch Quốc gia phòng, chống bệnh tay, chân, miệng. Chiến dịch được phát động nhằm tuyên truyền cho người dân hiểu rõ hơn về dịch bệnh TCM, cách phòng, chống dịch có hiệu quả, từ đó chủ động trong công tác phòng tránh bệnh; vận động toàn dân thực hiện “ăn sạch, uống sạch, ở sạch”, thói quen rửa tay bằng xà-phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…, hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Đáng chú ý, là địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống “ăn sạch, uống sạch”, nên trong những tháng đầu năm 2012, tình hình dịch TCM trên địa bàn tỉnh Gia Lai được kiểm soát. Trên địa bàn tỉnh ghi nhận 79 trường hợp mắc bệnh, không có trẻ em nào chết.
Theo Nhandan
Ý kiến ()