Trí thức trẻ về xã nghèo
Theo quyết định của Chính phủ, Bộ Nội vụ đang cùng các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèoGiai đoạn 1 của Dự án từ năm 2011 đến năm 2012, đưa 100 người về các xã nghèo ở Cao Bằng, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Ngãi và Kon Tum. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, thực hiện giai đoạn 2 mở rộng việc bố trí cán bộ về các xã còn lại, hoàn thành cuối năm 2014.Lâu nay, có một tình trạng khá phổ biến là ở những vùng khó khăn, trình độ và năng lực cán bộ lại hạn chế nhưng việc khắc phục không dễ dàng, dù đã có rất nhiều nỗ lực. Hơn hai năm thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo của Chính phủ (Nghị quyết số 30a) càng bộc lộ rõ hơn điều này. Không ít chính sách, cơ chế, giải pháp hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; giáo dục, đào...
Giai đoạn 1 của Dự án từ năm 2011 đến năm 2012, đưa 100 người về các xã nghèo ở Cao Bằng, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Ngãi và Kon Tum. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, thực hiện giai đoạn 2 mở rộng việc bố trí cán bộ về các xã còn lại, hoàn thành cuối năm 2014.
Lâu nay, có một tình trạng khá phổ biến là ở những vùng khó khăn, trình độ và năng lực cán bộ lại hạn chế nhưng việc khắc phục không dễ dàng, dù đã có rất nhiều nỗ lực. Hơn hai năm thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo của Chính phủ (Nghị quyết số 30a) càng bộc lộ rõ hơn điều này. Không ít chính sách, cơ chế, giải pháp hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; đầu tư cơ sở hạ tầng đã được triển khai và bước đầu phát huy tác dụng. Song do nhiều nguyên nhân, hiệu quả đạt được chưa thật tương xứng, trong đó có nguyên nhân bất cập về trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở. Cho nên, chủ trương kết hợp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại chỗ với việc đưa trí thức trẻ về công tác tại các xã nghèo là hết sức thiết thực, góp phần thúc đẩy thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương. Tiêu chuẩn người được tuyển chọn (như tuổi dưới 30, trình độ đại học với chuyên ngành phù hợp, là đoàn viên hoặc đảng viên, có đơn tình nguyện, một số tiêu chí ưu tiên…) hình thành trên cơ sở tham khảo ý kiến của đa số cán bộ, công chức ở các xã thuộc huyện nghèo, về cơ bản sẽ đáp ứng được yêu cầu nói trên…
Đưa trí thức trẻ về xã nói chung đã khó, về xã nghèo chắc chắn còn khó hơn. Vì vậy rất cần sự phối hợp chặt chẽ để tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả dự án đưa trí thức trẻ về xã thuộc các huyện nghèo, thiết thực góp phần tăng cường nhân lực cho cơ sở, tạo thêm môi trường rèn luyện cũng như cơ hội cống hiến của thanh niên, bổ sung nguồn cho công tác bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ. Đồng thời, qua đó tích lũy kinh nghiệm, tiếp tục hoàn chỉnh chính sách, cơ chế thu hút, khuyến khích trí thức trẻ về công tác ở các vùng khó khăn, tham gia xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Theo Nhandan
Ý kiến ()