Những năm qua, nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội đã đạt được những kết quả quan trọng. An ninh chính trị tiếp tục được giữ vững và ổn định, trong đó tệ nạn ma túy đang từng bước được kiềm chế và đẩy lùi, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy Bộ Công an bắt giữ các đối tượng sử dụng ma túy ở một vũ trường, quận Tây Hồ (Hà Nội). Tuy nhiên, tiềm ẩn của tệ nạn ma túy vẫn luôn là mối lo lắng của toàn xã hội. Do siêu lợi nhuận từ buôn bán ma túy nên hoạt động của tội phạm gia tăng phức tạp hơn, thủ đoạn ngày càng tinh vi xảo quyệt, manh động. Có thể thấy chưa khi nào cuộc chiến đấu chống tội phạm ma túy trở nên dai dẳng và khốc liệt như hiện nay. Mặc dù hằng năm, lực lượng Công an nói chung và đơn vị chuyên trách là Cục Cảnh sát Điều tra (CSĐT) tội phạm về ma túy (Bộ Công an) đã phá hàng...
Những năm qua, nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội đã đạt được những kết quả quan trọng. An ninh chính trị tiếp tục được giữ vững và ổn định, trong đó tệ nạn ma túy đang từng bước được kiềm chế và đẩy lùi, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy Bộ Công an bắt giữ các đối tượng sử dụng ma túy ở một vũ trường, quận Tây Hồ (Hà Nội).
Tuy nhiên, tiềm ẩn của tệ nạn ma túy vẫn luôn là mối lo lắng của toàn xã hội. Do siêu lợi nhuận từ buôn bán ma túy nên hoạt động của tội phạm gia tăng phức tạp hơn, thủ đoạn ngày càng tinh vi xảo quyệt, manh động. Có thể thấy chưa khi nào cuộc chiến đấu chống tội phạm ma túy trở nên dai dẳng và khốc liệt như hiện nay. Mặc dù hằng năm, lực lượng Công an nói chung và đơn vị chuyên trách là Cục Cảnh sát Điều tra (CSĐT) tội phạm về ma túy (Bộ Công an) đã phá hàng nghìn vụ án, xóa bỏ hàng vạn tụ điểm tiêu thụ và sử dụng chất ma túy, triệt phá hàng trăm đường dây buôn bán ma túy nhưng số lượng tội phạm này vẫn chưa giảm. Nguyên nhân, hầu hết số ma túy thẩm lậu vào nước ta từ một số khu vực biên giới. Đặc biệt là những vùng rừng sâu, núi cao hiểm trở. Hoạt động phạm tội phổ biến mang tính tổ chức, theo đường dây, ổ nhóm, xuyên quốc gia và quốc tế; nhiều vụ án lớn đều có sự móc nối của đối tượng người nước ngoài; cấu kết với tội phạm có tổ chức, tội phạm theo “kiểu xã hội đen”, nhằm móc nối, mua chuộc cán bộ thoái hóa, biến chất trong cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền cơ sở bằng nhiều thủ đoạn thâm độc…
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy (TPMT) tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển, góp phần giải quyết các tồn tại, thách thức để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế đất nước, Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các TPMT ra đời, là văn bản pháp lý quan trọng để các lực lượng tiến hành xây dựng cơ chế phối kết hợp, tạo ra sức mạnh tổng hợp, tăng cường sức chiến đấu, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống TPMT. Qua công tác trao đổi thông tin giúp các lực lượng nắm chắc diễn biến của tội phạm ma túy tại các khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển; từ đó mỗi lực lượng chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với TPMT tại các địa bàn. Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về ma túy Bộ Công an cho biết: Chín năm qua, kể từ ngày 9-10-2002, khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành quy chế phối hợp, bốn lực lượng đã tích cực phối hợp triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch biện pháp phòng ngừa và đấu tranh phòng chống TPMT ở các tuyến, địa bàn trọng điểm biên giới đường bộ, hàng không, ven biển, đạt được nhiều kết quả quan trọng; tỷ lệ phát hiện, bắt giữ đối tượng phạm tội ma túy của các lực lượng ngày càng nâng cao.
Phát huy vai trò nòng cốt, lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy công an các đơn vị địa phương chú trọng phối hợp lực lượng chức năng thuộc BĐBP, Hải quan, Cảnh sát biển tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cho bà con ở khu vực biên giới, cửa khẩu, trên biển nâng cao nhận thức về hậu quả, tác hại của ma túy đối với đời sống xã hội cũng như phương thức thủ đoạn của các đối tượng phạm tội để không bị lôi kéo, mua chuộc. Từ đó, tích cực tham gia phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng. Công tác phối hợp tuyên truyền của các lực lượng được tiến hành sâu rộng trên các tuyến biên giới biển đảo với nhiều hình thức và nội dung phong phú như: phát tài liệu, pa-nô, áp-phích, diễu hành, tranh cổ động, lập hòm thư tố giác tội phạm… Bên cạnh công tác phối hợp đấu tranh, bốn lực lượng phối hợp chính quyền cơ sở các cấp lập hồ sơ đưa đi cai nghiện, xử phạt hành chính hàng nghìn lượt người nghiện ma túy; đồng thời triển khai kế hoạch tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phá nhổ hàng chục ha cây thuốc phiện, cây cần sa ở các khu vực miền núi biên giới, từng bước ngăn chặn có hiệu quả hoạt động của tội phạm ma túy.
Theo thống kê chưa đầy đủ, qua chín năm thực hiện Quyết định 133 có hơn 10% số vụ được phát hiện, bắt giữ từ sự phối hợp của bốn lực lượng. Điển hình vụ bắt giữ tám tấn cần sa năm 2008, do Công an Quảng Ninh phối hợp Cục CSĐT tội phạm về ma túy, Cục Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) và lực lượng Hải quan; vụ bắt 19 bánh hê-rô-in do BĐBP Hà Tĩnh phối hợp C47 và Công an tỉnh Hà Tĩnh… Lực lượng phối hợp đã triệt phá được nhiều đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, bắt các đối tượng cầm đầu và chặt đứt mọi mắt xích. Từ tháng 10-2002 đến nay, công an 44 tỉnh, thành phố biên giới bộ và ven biển đã phối hợp với lực lượng BĐBP, Cảnh sát biển, Hải quan bắt giữ 8.877 vụ với 13.622 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 96 kg hê-rô-in, hơn 306.800 viên ma túy tổng hợp, 8.842 kg cần sa khô và nhiều tang vật có liên quan. Trong đó, đã khám phá nhiều đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia; triệt phá nhiều tụ điểm phức tạp về ma túy tại Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, An Giang, Long An… Tiêu biểu, vụ thu giữ 180 bánh hê-rô-in tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) năm 2003, vụ thu giữ 199 bánh hê-rô-in tại cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) năm 2004; hay vụ bắt giữ đối tượng Xổm Phon, quốc tịch Lào thu 74 bánh hê-rô-in, 4.040 viên ma túy tổng hợp tại Quảng Ninh và vụ bắt đối tượng người Cam-pu-chia thu 167.601 viên ma túy tổng hợp tại Kiên Giang năm 2005; vụ bắt, thu giữ 4,3 kg hê-rô-in vận chuyển qua đường Hàng không tại Sân bay Nội Bài. Vụ bắt, thu giữ 8,2 kg ma túy tổng hợp tại TP Hồ Chí Minh năm 2011…
Theo Nhandan
Ý kiến ()