Trên 100 bộ hồ sơ hải quan nghi vấn giả con dấu, chữ ký nhằm trốn thuế
Đó là con số được Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đưa ra tại cuộc họp công bố các sai phạm đối với hoạt động kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất do Tổng cục Hải quan tổ chức vào chiều ngày 5/9. Theo ông Cẩn, đây là một trong nhiều hình thức gian lận được các đối tượng sử dụng để buôn lậu nhằm trốn thuế bị phát hiện trong thời gian qua, trong số đó có vụ liên quan đến hoạt động buôn lậu xăng dầu. Ông Cẩn nhấn mạnh hiện nay, việc quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập-tái xuất đối với mặt hàng xăng dầu còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là rất khó phân biệt giữa xăng kinh doanh và xăng tạm nhập do các doanh nghiệp đầu mối, trong quá trình vận chuyển, họ vẫn đổ chung hai mặt hàng này vào một bồn. Trong khi đó, mặt hàng xăng dầu lại rất đa dạng về chủng loại: xăng A92, A95...khó phân biệt. Mặt khác, các đối tượng buôn lậu luôn có sẵn hai bộ hồ sơ để hợp thức hoá giấy tờ khi bị phát...
Đó là con số được Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đưa ra tại cuộc họp công bố các sai phạm đối với hoạt động kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất do Tổng cục Hải quan tổ chức vào chiều ngày 5/9.
Theo ông Cẩn, đây là một trong nhiều hình thức gian lận được các đối tượng sử dụng để buôn lậu nhằm trốn thuế bị phát hiện trong thời gian qua, trong số đó có vụ liên quan đến hoạt động buôn lậu xăng dầu. Ông Cẩn nhấn mạnh hiện nay, việc quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập-tái xuất đối với mặt hàng xăng dầu còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là rất khó phân biệt giữa xăng kinh doanh và xăng tạm nhập do các doanh nghiệp đầu mối, trong quá trình vận chuyển, họ vẫn đổ chung hai mặt hàng này vào một bồn. Trong khi đó, mặt hàng xăng dầu lại rất đa dạng về chủng loại: xăng A92, A95…khó phân biệt. Mặt khác, các đối tượng buôn lậu luôn có sẵn hai bộ hồ sơ để hợp thức hoá giấy tờ khi bị phát hiện. Chính vụ buôn lậu xăng dầu vừa được phát hiện vào cuối tháng 7 vừa qua là một ví dụ điển hình. Để bắt quả tang được vụ buôn lậu trên, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu đã tiến hành kiểm tra, theo dõi hơn một tháng mới bắt quả tang toàn bộ hành vi phá nghiêm phong của tàu chở xăng để chuyển xăng sang các tàu nội địa và trên tàu, đối tượng này còn có đầy đủ bộ hoá đơn chứng từ khống chỉ để điền thông tin cần thiết để khi bị phát hiện.
Trên thực tế hiện nay, việc quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất không chỉ phức tạp đối với mặt hàng xăng dầu mà còn nhiều loại hàng khác. Hàng hoá quá thời hạn làm thủ tục hải quan tồn đọng tại cảng biển Việt Nam diễn biến rất phức tạp. Tình trạng hàng tồn chủ yếu là hàng kinh doanh tạm nhập-tái xuất, chủng loại hàng hoá đa dạng phần lớn là thực phẩm đông lạnh, thiết bị điện tử, máy tính đã qua sử dụng…Kết quả thống kê cho thấy có 3.177 tờ khai đã quá hạn thanh khoản nhưng chưa thanh khoản. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, các đối tượng khai báo sai số lượng thậm chí khai báo hàng một nẻo, thực tế kiểm tra lại khác. Cụ thể, vừa qua, đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc đã phối hợp với đội kiểm soát Hải phòng thực hiện kiểm tra đối với 277 container, trong đó có 222 container hàng khô và 55 container hàng đông lạnh. Kết quả phát hiện có tới 139 container hàng khô là nhựa, phế liệu, ắc quy chì đã qua sử dụng; 31 container hàng đông lạnh có lẫn nội tạng như lòng bò, gà, dạ dày
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()