Tránh những rắc rối chung quanh việc thừa kế di sản
Hiện nay, các vấn đề về thừa kế, tranh chấp di sản thừa kế ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ. Để việc thừa kế phát huy yếu tố tích cực, giảm bớt những tác động tiêu cực tới xã hội, mỗi gia đình, cá nhân cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vấn đề này.Bạn đọc Phùng Xuân Lan (Bắc Ninh): Những năm gần đây, cơ quan tòa án các cấp tiến hành thụ lý, giải quyết số lượng lớn các vụ việc dân sự liên quan tới thừa kế. Do thói quen của nhiều gia đình, khi tiến hành làm thủ tục lập di chúc thừa kế thường tùy tiện, dễ dãi, không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, cho nên dễ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện rắc rối. Nhiều gia đình, bố mẹ tự tay viết di chúc hay nhờ người viết di chúc với nội dung sơ sài, thiếu chặt chẽ, không có xác nhận của chính quyền hoặc cơ quan công chứng. Phần lớn các gia đình, nhất là ở vùng nông thôn, cha mẹ thường chỉ lập di...
Bạn đọc Phùng Xuân Lan (Bắc Ninh): Những năm gần đây, cơ quan tòa án các cấp tiến hành thụ lý, giải quyết số lượng lớn các vụ việc dân sự liên quan tới thừa kế. Do thói quen của nhiều gia đình, khi tiến hành làm thủ tục lập di chúc thừa kế thường tùy tiện, dễ dãi, không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, cho nên dễ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện rắc rối. Nhiều gia đình, bố mẹ tự tay viết di chúc hay nhờ người viết di chúc với nội dung sơ sài, thiếu chặt chẽ, không có xác nhận của chính quyền hoặc cơ quan công chứng. Phần lớn các gia đình, nhất là ở vùng nông thôn, cha mẹ thường chỉ lập di chúc phân chia tài sản cho con trai, còn con gái không được hưởng di sản thừa kế. Trong khi đó, luật pháp quy định con trai, con gái đều có quyền và nghĩa vụ trong việc hưởng thừa kế. Sự phân biệt, đối xử “trọng nam, khinh nữ” dẫn đến những tranh chấp phức tạp. Phần lớn di sản thừa kế là đất đai, nhà cửa có biến động về giá cả, khiến các vụ khiếu kiện liên quan thừa kế ngày càng tăng.
Bạn đọc Vũ Thúy Loan (Long An): Tình trạng vi phạm pháp luật về thừa kế có lúc, có nơi trở nên nghiêm trọng. Các hiện tượng gian dối, lừa đảo lập di chúc giả, sửa chữa di chúc, tráo đổi di chúc, cưỡng ép cha mẹ viết di chúc rải rác xảy ra ở nhiều địa phương. Các trường hợp di chúc lập không đúng thủ tục đều vi phạm pháp luật, bị coi là vô hiệu. Tuy nhiên, quá trình xem xét, xử lý các trường hợp này, nhiều khi vì lý do tiêu cực, một số cán bộ cơ quan công quyền tìm cách lách luật để công nhận di chúc thiếu căn cứ thành những bản di chúc hợp pháp. Theo tôi, cơ quan pháp luật cần bổ sung, điều chỉnh về chế định thừa kế sao cho chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và thực hiện nghiêm các quy định này, ngăn chặn vi phạm xảy ra.
Bạn đọc Đỗ Ngọc Quyên (Ninh Thuận): Trong lĩnh vực thừa kế, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp chung quanh việc kế thừa, quản lý, sử dụng đối với các nhà từ đường, nhà thờ họ. Với những gia đình, dòng họ thống nhất giải quyết được với nhau về tranh chấp thì sự việc không trở nên phức tạp. Song, nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài dai dẳng. Người thân, họ hàng lôi nhau ra tòa kiện tụng, nhục mạ nhau, thậm chí xảy ra ẩu đả, xô xát nghiêm trọng. Thiết nghĩ, khi lập văn bản thừa kế tài sản chung, các gia đình, dòng họ cần cân nhắc, bàn bạc thấu đáo, nên tham khảo ý kiến của luật sư, cán bộ tư vấn pháp luật, nhằm tránh những sơ hở, thiếu sót làm nảy sinh tranh chấp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()